Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, nhất là ở giai đoạn đầu đời. Thiếu hụt kẽm có thể khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển. Tuy nhiên bổ sung kẽm không đúng cách lại gây ra nhiều biến chứng cho bé. Vậy trẻ mấy tháng bổ sung kẽm, uống kẽm trong thời gian bao lâu, uống kẽm như thế nào cho đúng? Thì bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của các bậc làm cha làm mẹ
Trẻ mấy tháng bổ sung kẽm? Tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ
Kẽm là một vi chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Nếu thiếu kẽm quá trình phân chia tế bào trong cơ thể sẽ chậm lại, khiến trẻ chậm phát triển, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Trẻ còn dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…), suy dinh dưỡng, hay cáu gắt, rối loạn giấc ngủ và biếng ăn…
Vì thế nếu thấy trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm ( trẻ sơ sinh, trẻ 2 tháng tuổi, 1 tuổi…hay bất kì độ tuổi nào) thì các mẹ cũng hãy bổ sung kẽm cho trẻ kịp thời.
Vậy tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ như thế nào? Thì dưới đây là một số vai trò quan trọng có thể kể tới như sau :
- Hỗ trợ và duy trì hệ thống miễn dịch, biệt hóa tế bào miễn dịch lympho B và lympho T tạo nên hệ phòng thủ vững chắc chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển thể chất (bao gồm cân nặng và chiều cao).
- Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào
- Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng đối với hệ thần kinh của bé, bởi nó tham gia vào quá trình vận chuyển canxi – một trong những chất giúp ổn định hệ thần kinh trung ương.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu kẽm cần bổ sung
Thiếu kẽm (Zinc deficiency) là tình trạng thiếu hụt lượng kẽm cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể, hoặc hàm lượng kẽm huyết thanh dưới mức bình thường.
Thiếu kẽm là tình trạng báo động đối với trẻ em Việt Nam. Nhận biết được dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ sớm để có biện pháp xử trí kịp thời vô cùng quan trọng. Một số dấu hiệu trẻ thiếu kẽm đặc trưng mà mẹ dễ dàng nhận thấy như sau :
- Trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, gầy còi…
- Trẻ chán ăn, giảm sự thèm ăn hoặc giảm bú mẹ
- Rối loạn hệ tiêu hóa( đầy bụng, khó tiêu, hoặc táo bón…)
- Có dấu hiệu nôn trớ kéo dài
- Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều
- Tóc trẻ có dấu hiệu khô, gãy, thậm chí dễ rụng
Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là đúng ?
Ở mỗi giai đoạn phát triển và mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau. Liều lượng kẽm cần thiết cho trẻ được tổ chức Y tế Thế giới quy định là:
- Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: Cần 2mg/ngày.
- Trẻ 7 – 11 tháng tuổi: Cần 3mg/ngày.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: Cần 3mg/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Cần 5mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Cần 8mng/ngày.
- Trẻ trên 14 tuổi: Bé gái cần 9mg/ngày, bé trai cần 11mg/ngày.
Nên bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu ?
Ngoài liều lượng thì khoảng thời gian sử dụng cũng là vấn đề khiến cha mẹ đau đầu. Theo các chuyên gia để xác định thời gian bổ sung kẽm cho bé bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng sức khỏe, tình trạng thiếu kẽm, cơ địa mỗi bé,…
Thông thường hàm lượng kẽm cho trẻ sẽ là 2 đến 3 tháng. Tuy nhiên con số này chưa chính xác vì nó có thể thay đổi trong nhiều trường hợp đặc biệt. Vì vậy khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng sản phẩm bổ sung tại nhà mà cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ quyết định có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không? Nếu có thì liều dùng thế nào nhé các mẹ !
Bổ sung kẽm bằng cách nào cho trẻ ?
Bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày
Các loại rau xanh
Kẽm cũng có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, cơ thể chỉ hấp thu khoảng 5% lượng kẽm từ rau xanh. Ngoài ra Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin nhóm B, C…rất cần thiết cho cơ thể
Trái cây – thực phẩm giàu kẽm phong phú
Trái cây cũng là nguồn thực phẩm giàu kẽm. Trong trái cây cũng chứa nhiều chất chức năng chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Các loại trái cây có thành phần kẽm là: ổi, mít, xoài chín, chuối tiêu…
Các loại đậu hạt, ngũ cốc
Các loại đậu hạt, ngũ cốc là thực phẩm giàu kẽm. Lượng kẽm chủ yếu tập trung ở mầm và phần cám của hạt. Hạt điều, hạnh nhân, đậu nành, đậu xanh… là những loại đậu hạt, ngũ cốc có nhiều kẽm.
Sản phẩm từ sữa
Sữa giúp cung cấp protein, canxi, vitamin D… cho quá trình hình thành xương. Bên cạnh đó, sữa cũng là loại thực phẩm có chứa kẽm.
Bổ sung kẽm qua các chế phẩm
Trên thị trường có đa dạng chế phẩm bổ sung kẽm phù hợp từng độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có hàm lượng kẽm khác nhau phù hợp với từng chỉ định cụ thể. Các mẹ cần nắm rõ thông tin về các sản phẩm bổ sung kẽm hiệu quả trên thị trường giúp dễ dàng trong việc lựa chọn.
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ
Cho trẻ uống kẽm sau khi ăn sáng 30 phút.
Không uống đồng thời kẽm và sắt bởi sắt sẽ ngăn cản quá trình hấp thu kẽm. Uống sắt sau khi uống kẽm ít nhất 2 tiếng.
Kẽm và canxi cũng không nên uống cùng lúc, uống kẽm trước canxi ít nhất 2 tiếng.
Cho trẻ uống bổ sung kẽm và các vi chất khác theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tránh dư thừa gây nên tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, ốm vặt,…
Việc bổ sung kẽm cho trẻ ở mọi giai đoạn đều rất cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần chú ý bổ sung sao cho hợp lý để việc này không trở thành “con dao hai lưỡi” và tác động tiêu cực tới sức khỏe của con. NAM VIM hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về việc bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ. Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng ở trẻ các mẹ có thể liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750 sẽ được tư vấn chi tiết.