Cây cà gai leo đã được coi là một loại cây thuốc nam có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một câu hỏi khá phổ biến mà nhiều người quan tâm khi sử dụng cây cà gai leo để chăm sóc sức khỏe rằng uống cà gai leo có hại dạ dày không? Vậy, thực hư về cây cà gai leo như thế nào, khi uống cà gai leo có hại dạ dày không? Hãy cùng Namvim.com tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về cây Cà gai leo
Cà gai leo được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam và thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, sẽ được rửa sạch, thái lát rồi đem phơi khô làm thuốc.
Cây cà gai leo thuộc loại cây leo nhỏ, với nhiều cành phân nhánh và chiều dài trung bình từ 60 – 100 cm. Lá của cây cà gai leo có màu xanh, mọc đơn lẻ, có hình dạng trứng hoặc thuôn dài.
Quả của cây cà gai leo có dạng mọng, màu đỏ, mặt bóng, với đường kính dao động từ 7 – 9 mm. Hạt có màu vàng nhạt, hình dạng như hình thận, với kích thước 3 x 2 mm. Đối với những loại cây cà gai leo có nhiều gai, các cành sẽ mở rộng hơn.
Cây cà gai leo được coi là một loại cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm và có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.
Uống cà gai leo có hại dạ dày không?
Câu trả lời là không. Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, tá tràng, đau dạ dày, khó tiêu,… Do đó, uống cà gai leo không những không hại dạ dày. Mà còn có lợi cho sức khỏe dạ dày.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cà gai leo có tính mát. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Do đó, người mắc bệnh dạ dày nên sử dụng cà gai leo với liều lượng vừa phải, không nên quá 20g mỗi ngày. Tốt nhất, nên uống nước cà gai leo sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Cà gai leo có tác dụng gì?
Cà gai leo được sử dụng lâu đời trong dân gian
- Người xưa dùng rễ và thân Cà gai leo chữa bệnh gan, gan yếu, mẩn ngứa. Không chỉ có vậy cà gai leo còn được dùng để thanh lọc, giải độc cơ thể.
- Đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng Cà gai leo là dược liệu đầu vị chữa bệnh gan. Cà gai leo đặc biệt phát huy tác dụng trong các trường hợp vàng da, chướng bụng, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu.
- Trước khi uống rượu, chỉ cần nhấm rễ Cà gai leo sẽ lâu bị say. Khi say rượu, uống nước sắc thân lá Cà gai leo sẽ nhanh chóng tỉnh rượu và không bị mệt.
Hiệu quả của dược liệu Cà gai leo dưới góc nhìn khoa học hiện đại
Cây cà gai leo có tác dụng gì là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ thêm thành phần hoạt chất, tác dụng, hiệu quả của dược liệu cà gai leo với bệnh gan.
Rễ cây cà gai leo chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit, Solamin A, B. Dùng làm thuốc hỗ trợ chữa trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Đặc biệt, cà gai leo phát huy tác dụng trong việc chữa bệnh vàng da, chướng bụng, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu. Ngoài ra, rễ cây của nó còn được sử dùng để sắc thuốc uống chữa bệnh lậu trong y học.
Cây cà gai leo là một nguồn dược liệu với những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thuốc nào, sử dụng cà gai leo cũng cần có sự tư vấn và điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, hãy tìm hiểu thêm và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ thảo dược nào. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bạn.
Một số bài thuốc từ cây cà gai leo
Đây chỉ là một số bài thuốc tham khảo. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, tá tràng: Cà gai leo 10g, khổ qua 10g, mật nhân 10g, trần bì 10g. Tất cả đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước đến khi còn 500ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau dạ dày, khó tiêu: Cà gai leo 10g, nghệ vàng 10g, trạch tả 10g, phục linh 10g. Tất cả đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước đến khi còn 500ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: Cà gai leo 10g, diệp hạ châu 10g, actiso 10g, nhân trần 10g. Tất cả đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước đến khi còn 500ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.
- Bài thuốc chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.Liên tục từ 10 – 30 thang.
- Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà: Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÀ GAI LEO
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Nhưng cà gai leo không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa bệnh. Vậy nên khi dùng thường xuyên nên dùng đúng cách để có thể đảm bảo tối đa sự an toàn:
- Sử dụng dược liệu với liều lượng thích hợp, phù hợp mục đích điều trị.
- Nếu đang sử dụng thuốc tây y để chữa bệnh. Nên uống nước Cà gai leo cách 30 – 60 phút.
- Không sử dụng nước Cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, tế bào gan chưa hoàn thiện.
- Không tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Không uống Cà gai leo vào lúc đói.
- Nước hãm cà gai leo nên uống ngay khi còn ấm để cơ thể không bị lạnh bụng. Làm tăng cường chức năng bài thải độc trong cơ thể.
- Chỉ nên sử dụng cà gai leo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Tránh dùng loại cây bị ẩm mốc hoặc có các mùi khó chịu, màu sắc khác lạ.
Trên đây là các thông tin liên quan đến câu hỏi “Uống cà gai leo có hại dạ dày không?” do Namvim.com chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ.