Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu vừa an toàn và hiệu quả là thắc mắc phổ biến của nhiều bố mẹ có con nhỏ. Bởi đây là một trong những loại khoáng chất quan trọng. Rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nếu thiếu kẽm có thể chậm phát triển cũng như gặp nhiều hệ lụy sức khỏe. Vậy bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là đủ? Để giải đáp thắc mắc trên, bạn hãy cùng Namvim khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Kẽm có những vai trò gì đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn hàng ngày cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Trong đó, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là kẽm được chứng minh có vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là:
Tác động đến sự phát triển thể chất
Cơ thể trẻ nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng, trẻ ăn ngon hơn. Đồng thời giúp khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng tăng lên. Từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao, cân nặng hiệu quả. Nhất là những trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng.
Xây dựng, hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch
Kẽm không chỉ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Bởi loại khoáng chất này kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch trong cơ thể trẻ nhằm tạo nên một hệ thống “phòng thủ” chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nếu thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể trẻ, khiến chúng dễ tổn thương và suy yếu.
Một số tác dụng khác
Ngoài hai tác dụng nêu trên, kẽm còn được biết đến là lại vi chất có tác dụng duy trì tính toàn vẹn và cấu trúc của da, tăng cường trí nhớ. Giảm tình trạng tiêu chảy, chữa lành các vết thương nhanh…
Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?

- Trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, biếng ăn, lười bú sữa.
- Trẻ bị nôn không rõ lý do, rối loạn giấc ngủ dẫn đến trằn trọc, thức giấc, ngủ ít,…
- Trẻ chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ
- Tiêu chảy trong khoảng thời gian dài.
- Trẻ gặp phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương.
- Ốm vặt triền miên, sức để kháng giảm.
- Trẻ chậm tăng cân, chiều cao, thấp còi.
Khi thấy bé có các dấu hiệu lâm sàng trên, nên cho bé đi kiểm tra xét nghiệm hàm lượng kẽm trong máu biết trẻ có đang trong tình trạng thiếu kẽm hay không.
Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?
Khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm nêu trên, bố mẹ nên cho các bé đi kiểm tra xét nghiệm hàm lượng kẽm trong máu tại cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng. Chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị.
Thông thường, tổng thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài 2 đến 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của trẻ.
Bổ sung kẽm cho bé bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ chỉ nên được áp dụng khi trẻ nhỏ thiếu kẽm có các biểu hiện lâm sàng và thông qua các chỉ số xét nghiệm sinh hóa.
Các mẹ có thể tham khảo liều lượng dưới đây do tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) quy định:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé trai cần 11mg/ngày; Bé gái cần 9mg/ngày
Thời điểm nào trong ngày nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh?
Nhận ra dấu hiệu con mình thiếu kẽm, nhưng các mẹ đã biết sử dụng kẽm ở thời điểm nào là thích hợp trong ngày chưa?
- Đối với kẽm tuyệt đối không cho trẻ uống khi còn đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa
- Thời điểm thích hợp nhất bổ sung kẽm là sau ăn 1 đến 2 giờ. Uống vào mỗi buổi sáng.
- Bổ sung kẽm cho bé trong vòng 2-3 tháng, sau đó nên ngừng.
- Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu kẽm, nên bổ sung vitamin C đồng thời với kẽm.
- Kẽm làm giảm hấp thu sắt, tránh bổ sung kẽm và sắt đồng thời.
- Canxi làm giảm hấp thu kẽm, tránh bổ sung kẽm và canxi đồng thời.
Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

- Để không xảy ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ. Trong chế độ ăn uống hàng ngày bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt bố mẹ cần chú trọng các thực phẩm tự nhiên chứa kẽm có nguồn gốc từ động vật như các loại thịt (thịt bò, thịt heo,…). Các loại động vật có vỏ (hàu, trai, sò, ngao…), trứng…
- Còn các thực phẩm chứa kẽm có nguồn gốc từ thực vật thường có hàm lượng kẽm thấp, hơn nữa giá trị sinh học cũng thấp. Vì vậy khả năng hấp thu kẽm từ nguồn này của cơ thể trẻ cũng không cao. Do đó, với những trẻ cơ thể thiếu kẽm cần phải bổ sung. Bố mẹ nên ưu tiên các thực phẩm chứa kẽm có nguồn gốc từ động vật.
- Riêng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ ở giai đoạn đầu này, không chỉ chứa một nguồn kẽm khổng lồ. Mà còn chứa rất nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, các bà mẹ đang cho con bú cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn hàng ngày (hoặc bổ sung qua đường uống theo chỉ định của bác sĩ) để có thể cung cấp cho trẻ lượng kẽm đầy đủ nhất đảm bảo sự phát triển qua nguồn sữa mẹ.
Có nên tự bổ sung kẽm cho bé?
Theo các chuyên gia, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ là nguồn đến từ thực phẩm. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ cần bổ sung kẽm qua đường uống. Theo đó, để có thể bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách, an toàn, không gây hại sức khỏe. Bố mẹ không nên tự ý mua kẽm về bổ sung cho trẻ mà cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Bổ sung thừa kẽm cho trẻ có bị làm sao không?
Không chỉ riêng những chất dinh dưỡng khác, việc bổ sung kẽm cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu bố mẹ tự ý bổ sung dẫn đến dư thừa kẽm việc này có thể gây ra tác hại như: trẻ dễ có cảm giác đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí là tăng trưởng chậm, gây rối loạn phản ứng miễn dịch khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé
Để bổ sung kẽm cho bé đúng cách, hiệu quả, an toàn. Cha mẹ nên tham khảo một vài lưu ý dưới đây:
- Chỉ nên cho trẻ sử dụng kẽm trong thời gian 2 – 3 tháng sau đó ngưng. Liệu trình này giúp cơ thể bé có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã bổ sung.
- Bổ sung kẽm cho bé đúng liều lượng.
- Kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung kẽm cùng với các sản phẩm bổ sung vitamin như vitamin C, A, B6, … để gia tăng hiệu quả hấp thụ kẽm của trẻ.
- Không nên cho trẻ uống kẽm cùng lúc với các sản phẩm bổ sung sắt và canxi. Nếu cần phải bổ sung các loại dưỡng chất này cùng ngày, bạn nên cho trẻ uống kẽm trước khi sử dụng canxi và sắt tối thiểu 2 – 3 giờ.
- Ngừng cho trẻ sử dụng kẽm và đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ như: ớn lạnh, sốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, khó thở, vàng da hoặc vàng mắt,.
- Cần lưu ý, tất cả các sản phẩm bổ sung kẽm cho bé đều không thể thay thế được chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên sử dụng các sản phẩm này để hỗ trợ khi bé thiếu kẽm hoặc hấp thu kẽm yếu.
Trên đây là các thông tin liên quan đến câu hỏi “Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu vừa an toàn và hiệu quả?” do Namvim chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ.