Kẽm là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi việc bổ sung kẽm sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng về chiều cao, phát triển về trí tuệ một cách toàn diện nhất. Vậy cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh an toàn nhất là như thế nào? Hãy cùng namvim giải đáp những thắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Có nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh?
- Trẻ nhỏ thiếu kẽm là một tình trạng rất hay gặp, đặc biệt là đối với nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi. Chính vì vậy Cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ. Bởi trong cơ thể con người. Kẽm chính là thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các enzyme, tiếp đó thúc đẩy quá trình tổng hợp protein cho cơ thể. Thông qua quá trình này, trẻ sẽ phát triển về chiều cao, cơ bắp cũng như hệ miễn dịch.
- Song, khác với các dưỡng chất cần thiết khác, việc áp dụng nhiều cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh được xem là con dao hai lưỡi. Nếu cha mẹ không cẩn thận. Lượng bổ sung không đủ hoặc quá liều đều có thể khiến trẻ sinh ra các cảm giác khó chịu như buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Hay nặng hơn có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của cơ thể…
Dấu hiệu nhận biết bé thiếu và thừa kẽm
Những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ
Tỷ lệ trẻ bị thiếu kẽm hiện nay tại Việt Nam rất lớn. Biểu hiện khi thiếu kẽm cũng khó nhận biết bởi dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác của sức khỏe. Vậy khi cơ thể thiếu kẽm sẽ có các dấu hiệu nhận biết nào?
- Trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
- Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần
- Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
- Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu
- Tiêu chảy trong khoảng thời gian dài.
- Trẻ chậm tăng cân, chiều cao, thấp còi.
- Ốm vặt triền miên, sức để kháng giảm.
Các dấu hiệu khi trẻ bị thừa kẽm
- Đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón:
- Biếng ăn do miệng đắng: nếu trẻ đột ngột biếng ăn thì rất có thể cơ thể trẻ đang bị dư thừa kẽm
- Các triệu chứng giống với bệnh cảm cúm như sốt, ho, đau đầu, ớn lạnh là những triệu chứng thường thấy của thiếu kẽm.
- Trẻ yếu ớt và dễ mắc bệnh hơn: Kẽm có mối quan hệ mật thiết với thể trạng và sức đề kháng của trẻ. Do đó, dù thiếu hay thừa kẽm thì khả năng miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bố mẹ cũng cần cho trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, bởi những dấu hiệu trên rất dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng ngộ độc khoáng khác.
Hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kẽm không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó nhu cầu về lượng kẽm cần bổ sung từng giai đoạn là khác nhau. Và cách bổ sung cũng không giống nhau.
Các mẹ có thể tham khảo liều lượng dưới đây do tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) quy định:
- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: Ngày cần 2mg kẽm, liều dùng tối đa là 4mg
- Trẻ từ 7-12 tháng: Ngày cần 3mg kẽm, liều dùng tối đa là 5mg
- Trẻ 1-3 tuổi: Ngày cần 3mg kẽm, liều dùng tối đa là 7mg
- Trẻ 4-8 tuổi: Ngày cần 5mg kẽm, liều dùng tối đa là 12mg
- Trẻ từ 9-13 tuổi: Ngày cần 8mg kẽm, liều tối đa là 23mg
- Trẻ 14-18 tuổi: Ngày cần 11mg kẽm với nam và 9mg với nữ, liều tối đa là 34mg
- Trẻ trên 18 tuổi: Nam cần 11mg/ ngày, nữ cần 8mg/ ngày, tối đa không quá 40mg
Thời điểm nào trong ngày nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh?
Nhận ra dấu hiệu con mình thiếu kẽm. Nhưng bố mẹ đã biết cách sử dụng kẽm ở thời điểm nào là thích hợp trong ngày chưa?
- Đối với kẽm tuyệt đối không cho trẻ uống khi còn đói. Vì làm như thế có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Thời điểm thích hợp nhất bổ sung kẽm là sau ăn 1 đến 2 giờ. Uống vào mỗi buổi sáng.
- Bổ sung kẽm cho bé trong vòng 2-3 tháng. Sau đó nên ngừng.
- Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu kẽm. Nên bổ sung vitamin C đồng thời với kẽm.
- Kẽm làm giảm hấp thu của sắt. Chính vì thế bố mẹ nên tránh bổ sung kẽm và sắt đồng thời.
- Canxi làm giảm hấp thu kẽm. Tránh bổ sung kẽm và canxi đồng thời.
Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh theo độ tuổi
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi
- Trẻ trong giai đoạn này, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh nhanh và tốt nhất là từ nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ ở giai đoạn đầu này, không chỉ chứa một nguồn kẽm khổng lồ. Mà còn chứa rất nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác.
- Mẹ nên bổ sung đầy đủ kẽm vào khẩu phần ăn hàng ngày với các loại thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, thịt, trứng, cá … cũng như chất dinh dưỡng khác trong bữa ăn. Để nâng cao khả năng bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Ngoài ra sữa công thức hiện nay cũng đã được nghiên cứu để cân bằng đủ các lượng vi chất cần thiết, trong đó không thể thiếu kẽm. Tuy nhiên dù có tiên tiến như thế nào đi nữa thì sữa công thức cũng không thể thay thế được nguồn sữa mẹ.
Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu tập làm quen với việc ăn dặm. Chất lượng của sữa mẹ khi này cũng giảm dần so với thời điểm mới sinh. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại tăng lên nên sữa không thể đáp ứng đủ. Do đó, mẹ cần phải thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gây cảm giác nhàm chán cho trẻ, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Các bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng. Bố mẹ nên chú ý chế biến món ăn từ các loại thực phẩm giàu các dưỡng chất như cá, tôm, lươn, cua, hàu, thịt. Hoặc các loại đậu, hạt và đầy đủ rau xanh (như bông cải xanh, cải bó xanh, thậm chí là tỏi).
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
- Đối với các bé biếng ăn việc tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng của cha mẹ là vô cùng khó khăn. Do đó, để bé ăn ngon mà vẫn bổ sung được kẽm, cha mẹ nên cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với sở thích của bé.
- Một số thực phẩm giàu kẽm mà hầu hết các trẻ đều thích thú và tăng cảm giác ngon miệng như: Socola đen, bơ sữa, sữa chua, hải sản, ngũ cốc yến mạch… Những loại thực phẩm này đều là những món ăn vặt có khả năng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon hơn.
- Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng theo sở thích của bé. Mẹ cũng có thể cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung, kéo dài từ 2 – 3 tháng sau đó ngưng. Ngoài ra nên chú ý bổ sung thêm các loại vitamin A, B6, C… Để tăng hấp thu kẽm cho trẻ.
Trên đây là các thông tin liên quan đến thắc mắc “cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh an toàn nhất là như thế nào?” do Namvim chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ.