Chỉ xác cũng được xem là loại thuốc nam quý, dễ tìm. Từ lâu đời cha ông ta đã biết tận dụng những tinh hoa của thiên nhiên để bào chế ra nhiều bài thuốc quý và chữa nhiều bệnh khác nhau Nhưng dược liệu này thường được tìm kiếm ở đâu, có dễ tìm không, công dụng và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu Nam Vim để hiểu chi tiết nhé!
Mô tả khải quát về cây chỉ xác
Tên gọi khác của chỉ xác là gì ?
Thành phần hóa học có trong cây chỉ xác
-Chỉ xác thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu , hesperidin, pectin, Neohesperidin
Đặc điểm và phân bố của cây chỉ xác ở đâu?
Về Đặc điểm toàn cây
Chỉ xác thường được bào chế từ quả trấp thuộc cây gỗ nhỏ, chiều cao từ 2-10m. Thân nhẵn, mọc thẳng , lá mọc so le. Hoa mọc thành cụm có màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Quả hình cầu, vỏ ngoài sẩn sùi, khi quả chín có màu vàng nhạt, bên trong có màu vàng lục, vị chua.
Đặc điểm của dược liệu chỉ xác
Phân bổ của cây chỉ xác
– Chỉ xác có nguồn gốc chính từ cùng nhiệt đới Ấn Độ, sau lan rộng ra nhiều nước Đông Nam Á , trong đó có Việt Nam.
Bộ phận dùng chính của cây chỉ xác
Quả chín hoặc gần chín, rửa sạch phơi khô ráo. Quả được bổ ngang làm đôi đem đi phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp 40- 50°C
Tác dụng của cây chỉ xác trong y học
Tác dụng của chỉ xác trong y học cổ truyền :
- Tan đờm, hành khí trệ, dẫn khí đi qua đường đại tiện (theo Trung Dược Học)
- Hoa khiếu, tả khí, tả đờm (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa)
- Khai đạo kiên kết, tả vị thực, tiêu đờm tích, thông tiện bí, khứ đình thủy, phá kết hung (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa)
- Tiêu tích, tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí, phá khí (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)\
Tác dụng của chỉ xác trong y học hiện đại:
- Cường tim, tăng huyết áp nhưng không làm tăng nhịp tim.
Thành phần chủ yếu của chỉ xác là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng cường co bóp của cơ tim.
- Ức chế cơ trơn của ruột, chống co thắt dạ dày và làm tăng nhu động ruột.
Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột
- Làm tăng hoạt động của tử cung ở cả phụ nữ có thai và chưa có thai.
Cách dùng , liều dùng và chống chỉ định
Một số bài thuốc hay từ dược liệu chỉ xác
Chỉ xác chữa răng đau nhức
– Lấy chỉ xác đã được phơi khô cho vào trong bình thủy tinh lấy nắp đậy kín. Sau đó rót rượu vào trong thủy tinh tới khi nước ngập hết phần chỉ xác. Ngâm khoảng 2 ngày để hỗn hợp được ngấm
– Mỗi ngày sử dụng 2 lần, sử dụng cho tới khi các cơn đau nhức răng thuyên giảm hẳn.
Chỉ xác chữa lở kèm sưng đau
– Chỉ xác tán thành bột mịn. Sau đó cho bột vào trong bình nấu sôi thì tắt bếp. Lấy nước thuốc thu được xông vào các vị trí mắc bệnh.
– Sau khi xông, rửa vùng da bị bệnh cùng với nước thuốc. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, thực hiện đều đặn trong 5 ngày.
Chỉ xác chữa lở loét, sưng đau
– Lấy chỉ xác mang đi nướng cho tới khi quả nóng và thơm. Cho dược liệu bọc trong tấm vải mềm, sau đó chườm lên các vị trí bị lở kèm đau sưng. Sau đó để nguyên trong vòng 60 phút.
– Khi chỉ xác nguội bạn lấy ra nướng lại và thực hiện đắp lần nữa. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sử dụng đêù đặn 3 – 5 ngày.
Chỉ xác là vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Hoặc liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn