Cây hương phụ hay còn được gọi là cỏ gấu, được sử dụng làm thuốc từ cách đây đã hơn 1.500 năm. Hương Phụ được coi là thần dược được sử dụng trong Đông Y. Chúng có nhiều tác dụng thần kì nhưng cũng có nhiều trường hợp không nên sử dụng vị thuốc này để tránh gây những ảnh hưởng không tốt . Vậy hương phụ có tác dụng như thế nào ? thì các bạn hãy cũng Nam Vim tìm hiểu nhé !
CHI TIẾT CỤ THỂ VỀ CÂY HƯƠNG PHỤ
Hương phụ còn có tên gọi khác là gì?
- Hương phụ còn có tên có gấu, cỏ cú, sa thảo, hương phụ tử, thủy tam lăng, tước đầu hương, lôi công đầu…
- Tên khoa học là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói -Cyperaccae.
Thành phần hóa học của củ cỏ gấu
Thành phần hóa học ở cây hương phụ gồm: tinh dầu, tinh bột. Các chất như alkaloid, saponin,flavonoid có tác dụng tốt trong nhiều bệnh.
Đặc điểm và phân bố của cây hương phụ ở đâu?

– Đặc điểm: Cây cao khoảng 20cm, có khả năng sống lâu năm. Lá nhỏ dài, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây.Thân rễ phát triển, phình to như củ. Hoa hình tán, máu xám mọc thành tán.
– Phân bố: Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn.
Bộ phận dùng của cây hương phụ
– Bộ phận dùng để làm thuốc của cây hương phụ là thân, rễ đã phơi khô.
TÁC DỤNG NỔI BẬT CỦA CÂY HƯƠNG PHỤ
Tác dụng của cây hương phụ với y học cổ truyền
Hương phụ có vị hơi đắng, hơi ngọt, tính bình có thể chữa các bệnh sau:
Chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
– Do tinh dầu chiết xuất từ dược liệu hương phụ có hoạt tính nhẹ lên hormon phụ nữ nên có thể sử dụng để điều hòa kinh nguyệt.
– Khi Củ gấu (hương phụ) được phơi khô đem đi sao đen : có tác dụng cầm máu, dùng trong trường hợp rong kinh.
Chữa đau dạ dày (kèm ợ hơi, ợ chua…)
Hương phụ được chiết xuất dưới dạng cao hương phụ là thuốc kiện tù vị, chữa can vị bất hòa, đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua
Chữa viêm tử cung mạn tính
Bài thuốc chữa viêm tử cung mạn tình được truyền lại gồm các thảo dược: 20g hương phụ, 15g ích mẫu, 15g nhân trần, 10g ngải diệp. Tất cả nguyên liệu được sắc, sau khi còn 1/3 nước thì tắt bếp và sử dụng.
Chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon
Dùng Hương phụ kết hợp với một số thảo dược và khối lượng chính xác như: Sa nhân 3g, Mộc hương 5g, Chỉ thực 6g, Đậu khấu nhân 5g, Hậu phác 10g, Hoắc hương 5g, Bạch truật 10g, Trần bì 10g, Phục linh 10g, Bán hạ 10g, Cam thảo 3g, Sinh khương 10g, Táo 5 quả. Tất cả các nguyên liệu sắc uống trị tỳ vị hư nhược,rối loạn tiêu hóa, ăn kém ngon, nôn, tiêu chảy, bụng đầy rất tốt
Giúp giảm cơn buồn nôn

Hương phụ khi sao tẩm còn phát huy nhiều công dụng khác nhau như:
- Hương phụ đem tẩm nước tiểu trẻ em rồi mang sao: có tác dụng giáng hỏa ở trong chứng bốc nóng.
- Hương Phụ đem tẩm giấm sau đó đem sao: có tác dụng tiêu tích tụ, được sử dụng khi chữa huyết ứ, u bầm.
- Hương Phụ tẩm rượu đem sao: tác dụng tiêu đờm.
- Hương phụ tử chế (tẩm muối, giấm, rượu) được dùng để chữa các chứng bệnh của phụ nữ.
Tác dụng của cây hương phụ trong y hoc hiện đại ngày nay
Tác dụng trên tử cung
Theo các nhà khoa học đã thí nghiệm thì hương phụ có tác dụng ức chế co bóp tử cung, làm giảm trương lực thành tử cung.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương
Theo NAM VIM nghiên cứu thì các nhà khoa học đã thí nghiệm trên chuột bằng đường tiêm phúc mạc pentobarbital thì tinh dầu trong hương phụ có tác dụng kéo dài thời gian ngủ của thuốc pentobarbital. Như vậy hương phụ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
Cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của cây hương phụ
Cách dùng và Liều dùng
Cách dùng: Người dùng có thể thái hương phụ thành từng lát mỏng rồi ngâm với giấm( rượu), ủ qua đêm. Sau đó đem hương phụ lên bếp sao cho hơi vàng rồi phơi khô. Hương phụ thường được sắc, dùng dưới dạng bột, viên
Liều dùng hàng ngày: uống 6–12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Liều lượng còn được tính theo tuổi tác, khối lượng nên cần chú ý hướng dẫn khi sử dụng
Chống chỉ định khi sử dụng dược liệu hương phụ
Tuy là thảo dược quý nhưng cũng không nên dùng hương phụ trong các trường hợp:
- Người bệnh bị chứng âm hư huyết nhiệt
- Người có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng hương phụ hay bất cứ loại thảo dược nào trước đó.
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Như vậy, qua bài viết trên NAM VIM đã chia sẽ nhưng thông tin khái quát về tác dụng đặc trưng của cây hương phụ (cỏ gấu). Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Hoặc liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750 dược sĩ của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.