Cây mật nhân là loại dược liệu không còn quá xa với nhiều người. Đặc biệt là trong Đông y, chúng được ví như một thần dược chữa bách bệnh. Hãy cùng namvim chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về Cây mật nhân có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Cách sử dụng và những lưu ý của vị thuốc đặc biệt này nhé!
Cây mật nhân là cây gì? Mô tả đặc điểm.
Tên khoa học, cây mật nhân có tên là Eurycoma Longifolia, họ thanh thất Simaroubaceae, thuộc chi Eurycoma.
Trong dân gian, chúng được gọi với cái tên như cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây mật nhơn…
Một số đặc điểm hình thái bên ngoài cây mật nhân:
- Thân cây trưởng thành cao từ 10 – 15m, mọc thẳng, có nhiều nhánh nhỏ. Thân màu vàng ngà hoặc trắng xám, có lớp lông bao phủ
- Hoa mật nhân lưỡng tính, mọc thành từng chùm. Cánh hoa màu nâu đỏ, nhỏ và được phủ đầy lông.
- Rễ cây khá lớn, rất cứng gồm nhiều rễ con xù xì mọc chằng chịt. Bộ rễ cây mật nhân có thể nặng đến vài chục kí, có màu nâu vàng, trơn láng, không chứa vân.
- Lá mật nhân thuộc lá kép, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu trắng. Lá có hình trứng dài và dày. Cuống lá dài từ 30 – 40cm, màu đỏ nâu.
- Quả có hình dạng giống quả trứng, trên bề mặt có nhiều lông ngắn bám vào. Khi còn non quả màu xanh, lúc chín sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm.
Cây mật nhân phân bố ở đâu?
Ở nước ta, cây mật nhân phân bố nhiều ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung.
Thành phần hóa học
Trong cây mật nhân có chứa các chất là eurycomanol, eurycomanone và eurycomalactone
Thu hái
- Hầu như tất cả bộ phận trên cây mật nhân (trừ hoa) đều có thể dùng để làm thuốc.
- Quả và lá mật nhân có thể thu hoạch quanh năm. Phần thân và rễ chỉ có thể lấy khi cây đã trưởng thành.
Cây mật nhân có tác dụng gì?
Theo Đông y cây mật nhân có tác dụng
Cây mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận. Có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, …
Ngoài ra, cây mật nhân còn trị được một số bệnh của phụ nữ như chứng đau bụng kinh, chứng đau tức ngực do khí ứ không thông.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, cây mật nhân còn có tác dụng chữa bệnh như:
- Tăng cường khả năng sinh lý ở nam giới. Kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên. Sử dụng mật nhân giúp tăng ham muốn, cải thiện số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Tác dụng ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay sau khi sử dụng cây mật nhân một thời gian đều có kết quả tốt. Tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Giúp tăng khả năng chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu. Trị các bệnh về đường ruột.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh Gout rất tốt.
- Hỗ trợ tăng cường chức năng gan: Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, nếu mật nhân kết hợp cùng với cà gai leo sẽ tạo ra một hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra.
Cây mật nhân chữa bệnh gì? Cách sử dụng cây mật nhân làm các bài thuốc chữa bệnh
Cây mật nhân có tác dụng giúp cải thiện chức năng gan
Nguyên liệu: 30g dược liệu mật nhân, 1 lít nước lạnh.
Cách làm:
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc, rồi tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước chỉ còn 500ml thì dừng lại.
- Chia thuốc thành 2 phần cho 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc chữa ăn không tiêu, đau bụng, trướng bụng
Nguyên liệu: rễ mật nhân, cam thảo, hậu phác, hoắc hương, trần bì, củ sấu, cây sả, củ bồ bồ. mỗi loại dược liệu 50gr.
Cách làm:
- Đem các dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó sấy khô rồi tán thành bột mịn, và bảo quản trong hũ thủy tinh.
- Mỗi khi sử dụng lấy 12g bột hòa tan với nước nóng rồi uống.
Cách sử dụng cây mật nhân làm thuốc trị bệnh gout
Nguyên liệu: khoảng một lắm cây mật nhân phơi khô
Cách thức hiện:
- cây mật nhân phơi khô đem sắc chung với 500ml nước.
- Sắc đến khi thấy lượng nước chỉ còn 200ml thì tắt bếp.
- Đợi thuốc nguội và chia nước thành 2 hoặc 3 lần uống hết trong ngày.
Để cải thiện triệu chứng bệnh gout bệnh nhân cần phải kiên trì và thực hiện theo sự hướng dẫn của thầy thuốc
Bài thuốc giúp cải thiện chức năng sinh lý của nam giới
Nguyên liệu: Rễ mật nhân 20g, Chuối sứ khô 10g (đã qua nướng vàng).
Cách thực hiện:
- Đem dược liệu trên ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng được.
- Có thể sử dụng 2 lần trong 1 ngày
- Lưu ý: Rượu ngâm mật nhân có vị đắng, khó uống, không nên sử dụng nhiều. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 chén rượu mật nhân (tương đương 20 – 50 ml). Cần duy trì điều độ sẽ tốt cho chức năng sinh lý của nam giới.
Cây mật nhân nấu nước uống chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh khá phổ biến. Trong dân gian, nhiều người thường sử dụng bài thuốc cây mật nhân để ổn định chu kỳ kinh nguyệt trong cơ thể như sau:
Nguyên liệu: Rễ mật nhân 15g, lượng nước vừa đủ trong ngày (tương đương với 1 thang)
Cách làm:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại rồi sử dụng.
- Để điều trị dứt điểm chứng rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân sử dụng thuốc từ 7 – 10 ngày, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị ghẻ, chàm và mẩn ngứa ở trẻ em
Nguyên liệu: 2 – 3 nắm lá cây mật nhân
Cách làm cực kỳ đơn giản:
- Dùng nguyên liệu trên cho vào nồi nấu nước tắm cho trẻ.
- Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước lá. Sau đó lấy xác lá cây chà nhẹ lên để thuốc phát huy công dụng tối đa.
Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy
Nguyên liệu: Chuẩn bị một vài quả mật nhân
Cách làm:
- Nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sắc với lượng nước vừa đủ
- Bệnh nhân uống nước thuốc từ 3 – 5 ngày ngày, chứng tiêu chảy và kiết lỵ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng cây mật nhân
Mặc dù, lợi ích của cây mật nhân đối với sức khỏe con người là rất lớn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết thêm một số lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này:
- Không uống quá nhiều mật nhân trong ngày: Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 5g – 8g khô/ngày.
- Không uống quá nhiều rượu mật nhân: Rễ mật nhân hoàn toàn có thể dùng ngâm rượu, tuy nhiên uống rượu mật nhân cần hết sức lưu ý về liều lượng. Nếu dùng quá nhiều rượu mật nhân có thể gây độc cho cơ thể.
- Không nên ngâm rễ mật nhân với quá nhiều vị thuốc, đặc biệt là thuốc bắc có thể gây phản ứng thuốc, bất lợi cho sức khoẻ người sử dụng. Chỉ nên ngâm chung mật nhân với một số vị thuốc đã được kinh nghiệm dân gian kết hợp hiệu quả trong thời gian qua như: Chuối hột rừng, cỏ ngọt, đẳng sâm, …
- Không dùng cây mật nhân cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em.
- Đối với người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần của thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Trên đây là một số thông tin về Cây mật nhân có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Cách sử dụng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây mật nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Hoặc liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.