Tìm hiểu về lá dâu tằm
- Về hình dạng, lá dâu tằm mọc so le và có hình bầu dục, hình trứng nhộng hoặc hình trái tim, phiến lá mỏng, có mũi nhọn ở đầu, mềm, dài 5 – 10 cm và rộng 4 – 8 cm. Trong dân gian, lá dâu tằm được sử dụng để ăn, nuôi tằm lấy tơ, nấu canh. Ngoài ra còn làm thuốc hỗ trợ lợi tiểu, điều trị ho khan, phù thũng. Tăng cường sức đề kháng để hạn chế bệnh cảm cúm,…
- Nước lá dâu tằm có vị hơi chua nhưng mang tính mát lạnh, không quá khó để uống. Nước lá dâu tằm được làm bằng cách nấu lá dâu tằm với nước và một số nguyên liệu khác. Nó bổ trợ cho hoạt tính của lá như hạt ích mẫu, mật ong hay lá sen khô.
- Ngoài ra, tùy loại bệnh mà lá dâu tằm được chế biến thành những bài thuốc và kết hợp những thành phần khác nhau. Như bài thuốc trị đau mắt đỏ, chữa mất ngủ và làm đẹp da.
Công dụng của lá dâu tằm
Ổn định huyết áp
Lá dâu tằm có thể giúp giảm hạ huyết áp vì làm giảm sản xuất men chuyển angiotensin (ACE) – một enzym có vai trò điều hòa huyết áp
Vì vậy, lá dâu tằm có khả năng giúp hạ huyết áp bằng việc giảm hoạt động của ACE. Tuy nhiên nghiên cứu mới có trên động vật nên cần nghiên cứu sâu hơn ở người để chắc chắn.
Công dụng của lá dâu tằm: Điều trị chứng mất ngủ
Phòng ngừa cảm lạnh
Làm đẹp da
Làm sáng mắt
Lá dâu tằm có chứa một số hợp chất hỗ trợ giúp hạ đường huyết, chống lại bệnh đái tháo đường. Trong đó deoxynojirimycin (DNJ) là hợp chất hạ đường huyết mạnh nhất của lá dâu tằm. Bởi vì DNJ và glucose có cấu trúc giống nhau. DNJ ngăn chặn sự hấp thụ chất đường bột – chất góp phần làm tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, DNJ còn giúp giảm lượng đường cao trong máu và insulin – một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
Công dụng của lá dâu tằm : Tác dụng hạ lipid máu
Trong lá dâu tằm có chứa flavonoid có tác dụng làm giảm độ nhớt máu và tăng cường mao mạch. Chất này còn làm cải thiện tình trạng tăng lipid máu giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Ngoài ra, chiết suất từ lá dâu tằm có nhiều DNJ, quercetin và kaempferol. Những chất này ảnh hưởng đến sự gia tăng quá trình oxy hóa của axit béo tự do và lipid.
Công dụng của lá dâu tằm: Chống xơ vữa động mạch
Thành phần trong lá dâu tằm chứa polyphenol, flavonoid, carbohydrate, protein và lipid giúp chống lại xơ vữa động mạch. Ngoài việc cải thiện chức năng gan, gánh nặng mảng xơ vữa và nồng độ cholesterol huyết thanh. Chất béo trung tính và lipoprotein mật độ thấp (LDL) cũng giảm đáng kể sau khi sử dụng lá dâu tằm. Lá dâu tằm còn giúp cải thiện chức năng nội mô, giảm các mảng xơ vữa trong thành mạch.
Ngoài ra chiết suất từ lá dâu tằm còn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng việc giảm nồng độ cholesterol và huyết áp.
Tác dụng chống béo phì
Trong chiết suất lá dâu tằm giúp giảm chất béo trung tính (triglyceride). Ngoài ra làm giảm đáng kể số lượng tế bào mỡ, cũng như số lượng và kích thước của các giọt lipid trong tế bào.
Hơn nữa, sau khi ăn lá dâu tằm trong 1 thời gian dài thì mức độ adiponectin trong tuần hoàn tăng dần. Đây chính là cytokine chống lại mỡ, giúp giảm béo phì, giảm các tế bào mỡ trưởng thành.
Tác dụng chống oxy hóa
Ở lá dâu tằm còn chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid. Chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do.
Ngoài ra tác dụng của lá dâu tằm không chỉ làm giảm các protein gây viêm. Mà còn làm giảm đáng kể tổn thương DNA do stress oxy hóa.
Lưu ý khi sử dụng nước lá dâu tằm
- Giảm khả năng hấp thụ tinh bột trong cơ thể. Lượng tinh bột khi đi vào cơ thể sẽ bị suy giảm một cách rõ rệt nếu như bệnh nhân dùng lá dâu tằm quá nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ của việc tiêu thụ lá dâu tằm quá nhiều.
- Khi sử dụng quá nhiều nước lá dâu tằm lượng đường huyết đều bị giảm một cách đáng kể.
- Hợp chất hydroquinone có trong lá dâu tằm mang lại hiệu quả trong việc làm đẹp da. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến ung thu lớp biểu bì dưới da
- Lượng kali trong lá dâu tằm tác động xấu rất nhiều tới bàng quang và thận. Chính vì vậy, các bệnh nhân cần cân nhắc khi sử dụng các chế phẩm từ dâu tằm.
- Đối tượng không nên sử dụng: Những người bị suy nhược cơ thể, cảm nhẹ, ho nhẹ. Người bị tiêu chảy kéo dài, đau bụng. Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng loại nước lá dâu tằm này.