Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía Bắc. Nhân dân thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu, cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc. Củ mài vừa là một loại lương thực vừa là một loại dược liệu đa năng, có nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Nó được dùng trong y học cổ truyền nhiều năm qua. Vậy Củ mài (hoài sơn) có tác dụng gì? Hãy cùng Namvim theo dõi ở bài viết sau đây nhé.
Củ mài (hoài sơn) là củ gì?
Đặc điểm hình thái của dược liệu củ mài
Hoài sơn là vị thuốc lấy từ rễ cây củ mài sấy khô. Loại dược liệu này có vị ngọt, trung tính, đi vào các kinh mạch của phổi, lá lách và thận.
Đây là loài thảo dược dây leo, thân nhẵn, hơi góc cạnh, màu hồng. Lá hình tim, mọc so le. Hoa mọc thành cụm bông, màu vàng. Để làm thuốc, bà con đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi. Mang về rửa sạch, gọt vỏ phơi sấy cho đến khô.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ mài
Theo nhiều nghiên cứu, rễ củ mài cũng được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Nó có chứa tinh bột 63,25%, lipid 0,45%, protein 6,75%, 2 – 2,8% chất nhầy.
Ngoài ra, dược liệu có thêm các thành phần khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol. Cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Trong 100g hoài sơn có thể cung cấp từ 40 – 65 calo tùy thuộc vào hàm lượng nước.
Xem chi tiết tác dụng của củ mài (hoài sơn) qua video
Củ mài (hoài sơn) có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Trong y học cổ truyền
Theo như y học cổ truyền, hoài sơn có tác dụng bổ thận, bổ phổi, mạnh tỳ vị, tân sinh dịch, giữ sinh khí. Điều trị các bệnh như tiêu hóa kém, tả lỵ lâu ngày, suy nhược cơ thể, ho lâu ngày yếu mệt, đái rắt, đái tháo miệng khát, di tinh, phụ nữ khí hư.
Trong y học hiện đại
Hỗ trợ tiêu hóa, chữa bệnh khó tiêu
Hoài sơn là loại thuốc và thực phẩm hoàn hảo giúp tiêu hóa và hấp thu. Do đó, trên lâm sàng nó điều trị chứng tỳ-vị bị thiếu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, tiêu hóa kém.
Ăn nhiều củ mài giúp làm tăng vi khuẩn Lactobacillus có lợi, ngăn chặn vi khuẩn E. coli gây loét và giảm viêm ruột.
Bổ thận và bổ tinh khí
Trong rễ củ mài chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Giúp bổ thận, tăng số lượng tinh trùng và cải thiện chất lượng tinh trùng.
Vì vậy, hoài sơn được sử dụng rộng rãi cho các trường hợp liệt dương, tiểu đêm, tiết dịch âm đạo bất thường, đi tiểu nhiều lần…
Hoài sơn giúp lợi phổi hết ho
Thành phần saponin và chất nhầy trong hoài sơn có tác dụng bôi trơn và giữ ẩm. Do đó, ích khí bổ phổi, bồi bổ âm phổi, trị ho mãn tính do phổi kém, long đờm và bệnh hen suyễn.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường
Polysaccharides được tìm thấy nhiều trong củ mài giúp giảm lượng đường trong máu. Trong khi đó, rễ củ mài còn chứa diosgenin làm tăng độ nhạy insulin (bằng cách liên kết với gamma PPAR).
Củ mài cũng là loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Điều hòa giấc ngủ và tâm trạng
Không giống như nhân sâm, dược tính của hoài khá nhẹ và chậm. Và nó có thể làm dịu tâm trạng và điều chỉnh giấc ngủ trong khi điều chỉnh chức năng của lá lách.
Tốt cho tim mạch
Hoài sơn chứa nhiều chất nhầy protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng ngăn chặn sự kết tủa của lipid trong thành mạch máu và từ đó ngăn ngừa tim mạch.

Cách dùng và liều dùng củ mài (hoài sơn)
Rễ củ mài có sau khi phơi hái và sấy khô có thể cắt thành lát hoặc mài thành bột. Sử dụng làm thuốc sắc, uống trực tiếp hoặc uống thay nước trà.
Chỉ nên sử dụng khoảng 10-20g hoài sơn mỗi ngày.
Vị thuốc này cũng được bổ sung vào thành phần của nhiều loại thực phẩm chức năng. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhất là trong hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra hoài sơn có trong các sản phẩm đã phân liều sẵn như viên nang, viên nén,… Bạn cần dùng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ, người có chuyên môn về sức khỏe.
Lưu ý, chống chỉ định khi sử dụng củ mài (hoài sơn)
Vị thuốc hoài sơn rất được ưa chuộng nhờ hương vị dễ chịu và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên để sử dụng hoài sơn an toàn và hiệu quả hơn, bạn nên lưu tâm một số điều sau đây:
- Rễ củ mài có chứa estrogen. Nên nếu tiêu thụ nhiều có thể kích thích quá mức hormone và gây tăng sản nội mạc tử cung. Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng kinh…
- Củ mài có thể ăn sống tuy nhiên nên hạn chế. Vì chất nhầy trong củ mài tươi chứa saporin gây dị ứng như ngứa, nổi mẩn.
- Không sử dụng cho người bị thấp nhiệt.
- Dù hoài sơn có thể dùng như một loại củ để ăn hàng ngày. Nhưng nếu bạn đang dùng thuốc, đặc biệt là thuốc mãn tính. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nó thường xuyên.
- Củ mài hoạt động như một loại estrogen nhẹ. Nên nếu bạn đang dùng thuốc có nguồn gốc từ hormon như thuốc tránh thai, corticoid,… Thì cần lưu ý khi dùng chung hoài sơn với các loại thuốc này.
- Phụ nữ bị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng hoài sơn.
Gợi ý sản phẩm tốt chứa thành phần củ mài (hoài sơn)
Với những ai đang bị viêm đại tràng, tiêu hóa kém và thường xuyên gặp các triệu chứng như: Khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi… thì đây là sự lựa chọn phù hợp. Hoài sơn vừa giàu dinh dưỡng vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó thường được phối hợp với các vị thuốc khác hoặc được bổ sung trong các loại thuốc bổ như: Cốm Bình Dạ Dày là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Được các giáo sư, dược sĩ hàng đầu của Học Viện Quân Y nghiên cứu, phát triển thành công.
Trên đây là những thông tin về củ mài (hoài sơn) có tác dụng gì? Những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe không hề nhỏ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về hoài sơn và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Hoặc liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. NAM VIM chúc bạn thực hiện thành công nhé!