Khẩu trang đang dần trở thành vật bất ly thân mỗi khi ra đường của nhiều người. Tuy nhiên, có nhiều bạn thắc mắc việc Đeo khẩu trang nhiều có sao không? Trên thực tế, một số trường hợp sử dụng quá nhiều loại khẩu trang kém chất lượng. Đã bị kích ứng da, dị ứng và dễ nổi mụn. Hơn nữa, khi đeo khẩu trang nhiều, liên tục trong trong ngày. Thì làn da mặt nhạy cảm của chúng ta sẽ bị bí, vì mồ hôi không được thoát ra. Da lúc này sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Để tìm câu trả lời, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Vai trò của khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế được sử dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19 thời gian dài vừa quan diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khẩu trang y tế cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng nào. Mới an toàn sức khỏe cho người dùng và phát huy tác dụng phòng bệnh.
Khẩu trang y tế kháng khuẩn cần được bổ sung thêm một lớp có tác dụng diệt khuẩn. Với tiêu chuẩn về vật liệu hay kết cấu thì có thể kiểm tra bằng mắt thường. Khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng là: Khẩu trang có bề mặt sạch sẽ, được khử trùng đúng cách và không có đầu chỉ xơ. Bên cạnh đó, dây đeo của khẩu trang cần phải được may chắc chắn ở bốn góc. Đàn hồi tốt giúp việc đeo khẩu trang dễ dàng. Thanh nẹp mũi của khẩu trang y tế được làm bằng nhựa dẻo hoặc kim loại. Có tác dụng kẹp khẩu trang ôm khít trên sống mũi.
Tuy không có yêu cầu bắt buộc về kiểu dáng. Nhưng khẩu trang y tế cần phải được thiết kế sao cho che kín phần mũi và miệng, đeo khẩu trang phải ôm sát khuôn mặt. Lớp vải khẩu trang y tế trên thị trường hiện nay thường có 3 – 4 lớp vải không dệt. Thấu khí nhưng không thấm nước, dạng phẳng và có các nếp gấp xếp ly.
Đeo khẩu trang nhiều có sao không?
Việc đeo khẩu trang là rất cần thiết, nhất là khi ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Đặc biệt là những người đang có triệu chứng bệnh đường hô hấp. Nếu dùng khẩu trang kém chất lượng hoặc sai cách. Sẽ không phát huy được công dụng phòng ngừa lây nhiễm. Đối với những trường hợp sử dụng khẩu trang y tế nhiều lần. Sẽ làm mầm bệnh tích tụ ở khẩu trang, phát tán nguồn bệnh.
Đeo khẩu trang y tế nhiều có sao không? là một câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, đã có một số trường hợp sử dụng khẩu trang kém chất lượng: Làm kích ứng da, gây nổi mụn và dị ứng. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang nhiều và liên tục làm da mặt chúng ta bị bí, mồ hôi không thoát ra được và da dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Do đó, sau một ngày dài đeo khẩu trang liên tục, chúng ta phải skincare, chăm sóc da. Để bảo vệ làn da của chính mình.
Đeo khẩu trang y tế có bị mụn không?
Việc đeo khẩu trang y tế bị mụn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân là do khi đeo khẩu trang nhiều quá, làn da mặt vốn đã nhạy cảm lại bị bí. Mồ hôi không thể thoát ra lỗ chân lông một cách dễ dàng được, vì vậy da dễ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, những chiếc khẩu trang kém chất lượng được làm từ chất liệu không tốt. Cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da và khiến da nổi mụn.
Khẩu trang là một phụ kiên không thể thiếu mỗi khi ra đường. Giúp chúng giúp cản khói bụi, vi khuẩn xâm hại đến cơ thể, đồng thời giúp bảo vệ làn da của bạn tốt nhất. Tuy nhiên, có không ít người đeo khẩu trang chỉ là một phụ kiện trang trí, hờ hững đặt lên vành tai. Khi sử dụng xong, có thể sẽ bỏ chung với mũ bảo hiểm hay bỏ vào cốp xe hôm sau dùng tiếp. Có khi lâu lâu mới giặt một lần vì không thấy chúng bẩn. Việc bạn đeo khẩu trang không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cho da dễ dàng bị mụn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Khẩu trang không đảm bảo vệ sinh
Việc sử dụng khẩu trang không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra mụn trên da. Đặc biệt, khi sử dụng khẩu trang vải dùng nhiều lần rất dễ khiến mụn nổi lên. Những vi khuẩn không nhìn thấy bằng mắt thường khiến bạn chủ quan lâu lâu mới giặt 1 lần. Đây là thói quen của rất nhiều người làm da bạn bị mụn khi dùng khẩu trang.
Khẩu trang kém chất lượng
Chúng ta biết rằng trên thị trường có vô vàn các loại khẩu trang y tế, khẩu trang giả và nhiều giá thành khác nhau. Chính vì vậy, người dùng khó nhận biết và dễ mua phải các loại khẩu trang kém chất lượng. Chất liệu không tốt cũng là một phần nguyên nhân gây mụn trên da mặt.
Biện pháp giúp hạn chế nguy cơ nổi mụn khi phải đeo khẩu trang
Để hạn chế tình trạng nổi mụn sau khi đeo khẩu trang quá nhiều bạn cần:
- Rửa tay thật sạch trước khi đeo và sau khi tháo khẩu trang.
- Không chạm tay vào khẩu trang, nên cho khẩu trang vào túi nhựa trước khi bỏ vào sọt rác.
- Không tiếp tục sử dụng khẩu trang dính máu, dịch tiết bắn vào hoặc khẩu trang bị rách, bị nhiễm bẩn.
- Khi đeo khẩu trang vẫn có thể dùng kem chống nắng. Nhưng không nên dưỡng ẩm hoặc trang điểm quá dày vì có thể khiến da bị bí và nổi mụn.
- Bên cạnh đó, để hạn chế nổi mụn khi đeo khẩu trang. Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn khẩu trang chất lượng và thoáng khí.
- Thay khẩu trang ngay lập tức khi bị ẩm, nhiễm bẩn. Dính máu hoặc dính dịch tiết bắn vào khẩu trang hoặc khi khẩu trang bị rách.
- Không phủ nhận lợi ích mà khẩu trang mang lại cho đời sống của chúng ta. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn loại khẩu trang có nhiều lớp. Chống khuẩn được bày bán ở các hiệu thuốc.
- Nếu sử dụng khẩu trang vải thì nên giặt hàng ngày. Để tránh vi khuẩn hình thành và làm hại đến làn da bạn.
- Đối với khẩu trang ý tế, bạn nên dùng thay hàng ngày khẩu trang mới. Để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu bạn tái sử dụng chúng ngày hôm sau.
Một lưu ý đặc biệt
Đó là bạn không nên đeo khẩu trang màu đen vì màu đen có khả năng hấp thụ nhiệt tốt. Với đất nước có khí hậu nóng như Việt Nam. Việc hấp thụ nhiệt vào da mặt sẽ khiến da bị tổn thương từ đó sản sinh ra mụn trên da.
Vậy với bài viết trên bạn đã tìm được câu trả lời cho việc “Đeo khẩu trang nhiều có sao không?”. Với các biện pháp ở trên, bạn nên kết hợp với việc làm sạch da mặt để lỗ chân lông được thông thoáng, giảm nguy cơ nổi mụn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi băn khoăn về việc đeo khẩu trang nhiều có bị mụn hay không. Còn chần chờ gì mà không chia sẻ thông tin hữu ích này với bạn bè và người thân. Hãy thường xuyên vệ sinh khẩu trang để đảm bảo rằng vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào da, gây nên tình trạng.