Gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không là vấn đề quan tâm của nhiều bệnh nhân. Đối với người bệnh gan nhiễm mỡ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Thịt gà tuy là món ăn rất bổ dưỡng nhưng nó không phải phù hợp với tất cả mọi người. Vậy gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? Hãy cùng NAM VIM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng tích lũy dư thừa lượng mỡ trong gan và chiếm hơn 5% trọng lượng lá gan. Đây là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Gan nhiễm mỡ nếu không được chữa trị và cải thiện kịp thời có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý.

Chế độ ăn đối với người bị gan nhiễm mỡ
Để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học. Một chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Ăn nhiều trái cây.
- Nhiều chất xơ như các loại cây họ nhà đậu, ngũ cốc.
- Hạn chế ăn đường, chất béo có thể giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
- Ăn nhạt.
- Nói không với các chất chứa cồn như: rượu, bia
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Thực đơn của người bệnh gan nhiễm mỡ cần được theo dõi sát sao để để kiểm soát và ngăn ngừa lượng mỡ trong gan.
Các loại thực phẩm nên ăn
Một số thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
- Các loại rau xanh, hoa quả tươi. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại rau củ quả nên dùng như: cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ,…
- Chọn đồ uống có lợi cho gan. Người bệnh nên chọn các loại nước có lợi cho gan như atiso, trà nụ vối, lá sen. Chúng có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.
- Protein và sữa. Các protein để duy trì cân nặng và giảm cân là từ nguồn thịt nạc như: thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ. Chất béo và calo dư thừa có thể giảm bằng cách loại bỏ các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu. Sử dụng các phương pháp để nấu thức ăn như nướng, hấp, rang.
- Thực phẩm chứa ít cholesterol. Thực phẩm giàu axit béo omega như cá béo, dầu oliu và các loại hạt được khuyến cáo để giúp điều trị gan nhiễm mỡ.

Những thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ cần tránh
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ quá nhiều ở gan. Do vậy, các thực phẩm cần tránh là những thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh hay đồ uống có cồn. Những thực phẩm này gây tăng cân và tăng lượng đường trong máu.
- Rượu là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh gan khác.
- Đường: Các loại đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh quy, nước ngọt, nước ép trái cây… .Đó là những thực phẩm mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần phải tránh xa. Bởi chúng làm lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng chất béo tích tụ trong gan.
- Các thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ cần được tránh xa.
- Muối: Ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể tích nước
- Bánh mì trắng, gạo và mì ống: có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với ngũ cốc nguyên hạt.
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt nguội cũng cần hạn chế do có nhiều chất béo bão hòa
Ngoài việc nên tránh các loại thực phẩm không lành mạnh trên. Bạn cũng cần thay đổi lối sống để giúp cải thiện sức khỏe gan như:
- Duy trì thói quen tập luyện ít nhất mỗi ngày 30 phút.
- Giảm cholesterol: Theo dõi lượng chất béo và đường bão hòa để giúp kiểm soát mức cholesterol và chất béo trung tính.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ thường xảy ra cùng nhau. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp người bệnh kiểm soát được 2 tình trạng trên.
Gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không
Ăn thịt gà có tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà có chứa hàm lượng protein, khoáng chất và vitamin cao. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm giàu chất béo bão hòa và dễ làm tăng lượng cholesterol máu. Cụ thể, trong 100g ức gà tỷ lệ đạm chiếm 80% và 20% chất béo, trong khi đó đùi gà có 41% đạm và có đến 59% chất béo. Cholesterol trong 100g ức gà là 106mg, ít hơn đùi gà là 124mg. Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn ức gà vì chứa nhiều chất đạm mà lại ít chất béo. Đặc biệt hàm lượng chất béo thấp và axit béo không no trong chất béo cao nên tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn da gà, bởi da gà có chứa nhiều chất béo và lượng cholesterol rất cao. Nên có thể khiến cho tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ nặng hơn. Ngoài ra, da gà là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn, nhất là vùng da ở cổ, dù được làm sạch nhưng nếu ăn nhiều có thể dẫn đến dị ứng, mẫn cảm, nổi ban, khó thở…

Món ăn từ thịt gà giúp hỗ trợ cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ
Một số món từ ức gà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, cụ thể:
Salad ức gà
Nguyên liệu:
- 200g ức gà
- 2 cây xà lách xoăn
- 1 quả trứng gà
- 3 thìa ngô ngọt
- 10 quả cà chua bi
- 2 quả dưa chuột
- Sốt mè rang
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ức, sau đó nướng chín gà (trong nồi chiên không dầu) hoặc áp chảo để hạn chế lượng dầu ăn. Sau khi gà chín, rắc thêm 1 ít bột canh và hạt tiêu để tạo vị
- Cà chua và dưa chuột rửa sạch ngâm nước muối và cắt từng miếng vừa ăn. Cà chua bi cắt làm đôi
- Xà lách rửa sạch, sau đó thái thành từng đoạn nhỏ để dễ ăn
- Luộc trứng sau đó cắt khoanh tròn hoặc có thể cắt thành 4 phần hình miếng cau
- Ngô ngọt luộc sơ để tạo độ mềm
- Cuối cùng cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bát to, sử dụng lượng sốt vừa đủ, sau đó trộn đều và thưởng thức.

Nướng ức gà
Nguyên liệu:
- 300g ức gà
- Hành tím và tỏi băm
- 3 muỗng cafe sa tế ớt
- Nước mắm, xì dầu, mật ong, muối, đường
- Gừng, rượu trắng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ức gà, chần qua với nước sôi cho thịt gà săn chắc hơn và sạch bụi bẩn
- Ngâm gà với nước muối pha loãng, thêm chút gừng đập dập và rượu trắng khoảng 10-15 phút, rửa lại với nước để khử sạch mùi hôi; vớt ra để ráo nước, dùng khăn sạch thấm để làm khô thịt gà.
- Dùng 1 cái tô, cho các nguyên liệu: 1 nửa phần hành tím và tỏi đã băm, 3 muỗng cafe ớt sa tế, 1 muỗng cafe mật ong, 1 muỗng cafe đường. Trộn đều hỗn hợp.
- Cho ức gà vào gia vị đã ướp, chà xát gia vị để thấm đều các miếng gà. Để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
- Phết một lớp hỗn hợp gia vị nướng lên trên bề mặt gà. Bật nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 10 phút để hơi nóng lan tỏa khắp lò. Lót một miếng giấy bạc trong khay nước, xếp gà lên trên và bọc lại nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 phút. Lật miếng gà còn lại và nướng thêm 10 phút.
Như vậy, qua bài viết trên NAM VIM đã giải đáp thắc mắc gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? Nhìn chung người bệnh gan nhiễm mỡ có thể ăn được thịt gà. Tuy nhiên chỉ nên ăn phần ức và ăn với lượng vừa phải, không nên ăn thường xuyên. Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.