Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé ? Nhiều bậc cha mẹ vẫn đang thắc mắc khi nào nên bổ sung kẽm cho con và lo lắng cách mình bổ sung kẽm cho con đã đúng hay chưa. Bổ sung kẽm đúng lúc, đúng cách cho bé sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ kĩ, phát triển cơ thể toàn diện. Bài viết dưới đây Nam Vim sẽ đồng hành cùng các mẹ giải đáp những thắc mắc nhé !
Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé ?
Thông thường kẽm được bổ sung qua chế độ ăn hang ngày của trẻ. Ví dụ : uống sữa, ăn các loại hạt,…Đôi khi vì một số nguyên nhân về sức khỏe, cơ địa, trẻ bị tình trạng thiếu hụt kẽm. Khi trẻ thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện đặc trưng mà các mẹ dễ nhận biết để từ đó bổ sung cho trẻ:
- Trẻ ăn không còn ngon miệng, chán ăn, biếng ăn
- Trẻ quấy khóc, lé tránh bữa ăn
- Trẻ hay bị nôn, trớ
- Hệ tiêu hóa bị rối loạn ( tiêu chảy, đau bụng…)
- Hệ miễn dịch suy giảm ( ốm vặt, nhiễm khuẩn hô hấp..)
- Trẻ có dấu hiệu rụng tóc, tóc khô dễ rụng
- Trẻ chậm tăng cân, chiều cao so với bạn bè cùng trang lứa
- Da và mắt có dấu hiệu bị tổn thương
Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ thiếu kẽm trên bố mẹ cũng cần cho trẻ đi khám để biết được tình trạng thiếu kẽm ở mức độ nào. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho trẻ sao cho đủ, đúng nhất với mỗi thể trạng của trẻ.
Bổ sung kẽm cho bé khi nào ? Hướng dẫn các mẹ bổ sung kẽm cho bé đúng cách
Nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ ở từng thời điểm mẹ cần biết
Nhu cầu khuyến nghị về kẽm áp dụng tại Việt Nam từ năm 2016 được ước tính theo khuyến nghị của FAO/WHO 2004 (Nhu cầu khuyến nghị kẽm (mg/ngày).
– Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
– Trẻ từ 7 -12 tháng: 3 mg/ ngày
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ ngày
– Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ ngày
– Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg/ ngày
– Từ 14 tuổi trở lên: Bé trai cần khoảng 11 mg/ ngày. Bé gái cần khoảng 9 mg/ ngày
Khi nào nên bổ sung kẽm ? Thời điểm vàng trong ngày bổ sung kẽm cho trẻ
Những Câu hỏi của cha mẹ : “ bổ sung kẽm cho trẻ khi nào? Cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng hay tối? Uống kẽm trước ăn hay sau ăn ?” là những băn khoăn của hầu hết mọi người.
- Thứ 1: Không cho trẻ uống kẽm khi đói. Trẻ đói bụng mà sử dụng kẽm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Thứ 2:Thời điểm thích hợp nhất bổ sung kẽm là sau ăn sáng 1 đến 2 giờ .
- Thứ 3: Khi sử dụng kẽm không được sử dụng chung cùng với các khoáng chất như canxi, sắt và magie. Vì các chất này làm giảm hấp thu kẽm ở ruột.
- Thứ 4: Không dùng chung kẽm với kháng sinh tetracyclin và ciprofloxacin vì chúng cũng làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể
Kẽm có sử dụng vào buổi tối được không ? Mẹ cần lưu ý:
– Theo các chuyên gia, nên bổ sung kẽm vào buổi sáng là tốt nhất, sau khi đã ăn xong bữa sáng được 2 giờ.
– Không phải uống tối là không tốt mà lợi ích sẽ không bằng so với thời điểm uống vào buổi sáng. Bởi buổi tối là thời điểm kết thúc một ngày làm việc, các cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng đình trệ và muốn được nghỉ ngơi các mẹ nhé!
Khi nào nên bổ sung kẽm ? Trong 1 năm nên bổ sung kẽm mấy lần ?
– Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian bổ sung kẽm tối thiểu nên là 2 tháng, và thời gian tối đa là 6 tháng. Các mẹ nên có khoảng thời gian nghỉ 1 đến 2 tháng giữa một đợt bổ sung kẽm dài ngày.
– Việc bổ sung kẽm trong thời gian dài cũng có thể gây hại. Thừa kẽm gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó thở hay bệnh thận. Do vậy, sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung kẽm, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thực phẩm bổ sung giàu kẽm cho cơ thể
Thịt đỏ
Thịt là thực phẩm đứng đầu danh sách bổ sung kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên cần có chế độ bổ sung hợp lý, đầy đủ, không thừa không thiếu vì trong thịt còn chứa cholesterol, chất béo có hại cho tim mạch.
Thịt gà
Theo Nam Vim tìm hiểu thì trong 85g thịt gà chứa tới 2,4mg kẽm. Thế nên các mẹ hãy lên thực đơn cho bé mỗi tuần , thịt gà còn rất tốt cho xương, sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch
Động vật có vỏ ( tôm , cua, ốc…)
Tôm , cua, ốc…không chỉ bổ sung canxi mà còn chứa 1 lượng kẽm khá nhiều. Vì vậy không nên ăn quá nhiều và liên tục mỗi ngày các mẹ nhé
Các loại rau, củ quả
Rau, củ quả là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, vitamin cần thiết cho hệ tiêu hóa mỗi người. Rau củ còn là nguồn bổ sung kẽm đáng kể không thể thiếu. Mỗi bữa ăn hãy xây dựng có màu xanh của rau
Ngũ cốc nguyên hạt
Bài viết trên đã khải quả về tác dụng của kẽm, cách bổ sung kẽm cho trẻ và những kiến thức xoay quanh. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu rõ được mức độ quan trọng của loại vi chất này từ đó phát hiện và bổ sung kẽm kịp thời cho con để giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình ở trẻ các mẹ có thể liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750 sẽ được tư vấn chi tiết.