Lá của cây tía tô không chỉ là một loại rau xanh thêm vào bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau khi biết được lá tía tô có tác dụng gì? Thì mọi người sẽ yêu thích loại rau mùi thơm ngon này hơn và thường xuyên sử dụng. Vậy người bị tiểu đường có uống được lá tía tô không? Hãy cùng Namvim tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lá tía tô là gì?
Lá tía tô là lá còn tươi hoặc đã phơi hay sấy khô của cây tía tô, họ Bạc hà (Lamiaceae). Phiến lá có lông tơ mịn, kích thước to dần về cuống lá và là lá đơn mọc đối. Chóp lá nhọn, rìa mịn đến răng cưa thô. Hai mặt lá màu xanh lục, thỉnh thoảng có màu tím ở mặt dưới.
Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam. Không chỉ là món rau mà lá tía tô còn là cây thuốc Đông y rất dễ trồng.
Lá tía tô tác dụng gì đối với sức khỏe?
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng: Ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, một số nấm gây bệnh ngoài da, tăng cường nhu động dạ dày, ruột.
Lá tía tô còn làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản. Do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn. Loại lá này tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết chống đông máu. Ngoài ra còn ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu.
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải độc, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau. Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc hoặc dạng bột mịn.
Dưới đây là những công dụng của nước lá tía tô với sức khỏe:
Hỗ trợ giải cảm lạnh
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm. Được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô. Vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm, đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi. Từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc có lịch sử lâu đời, tía tô là một cây thảo dược cổ điển được sử dụng rộng rãi. Để chống lại bệnh hen suyễn nhờ thành phần luteolin trong tía tô có tác dụng giãn các cơ trơn của khí quản.
Ngoài ra, dữ liệu trong một nghiên cứu năm 2021 cho thấy chiết xuất từ lá tía tô: Có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm và làm giảm phản ứng dị ứng tức thì với chứng viêm đường hô hấp. Từ kết quả đó cho thấy lá tía tô có khả năng hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Chống trầm cảm
Theo nghiên cứu của Hiroshi Takeda, acid rosmarinic và acid caffeic. Những hợp chất được tìm thấy trong lá cây tía tô đều có hoạt tính chống trầm cảm.
Đặc biệt, tía tô cũng là một thành phần quan trọng trong loại thuốc chống trầm cảm Banxia Houpu. Đây là một công thức y học cổ truyền của Trung Quốc được sử dụng lâu đời.
Chống ung thư
Chiết xuất lá tía tô đã được báo cáo là có các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào u gan và ung thư máu ở người.
Đặc biệt, một nghiên cứu đã cho kết luận rằng. Chiết xuất từ lá tía tô có tác động chống lại các tính chất đặc trưng của tế bào ung thư như: Tăng trưởng không giới hạn, hoạt động chống lại quá trình apoptosis. Kích hoạt sự xâm lấn và di căn trong ung thư ruột kết và ung thư phổi tại ống nghiệm.
Chống oxy hóa cho cơ thể
Dịch chiết lá tía tô được chiết xuất bằng phương pháp DPPH chứa các hoạt chất như acid rosmarinic, luteolin,… Có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn theo một nghiên cứu vào năm 2021.
Ngoài ra, các thí nghiệm trong ống nghiệm đã chứng minh rằng. Tía tô đỏ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn tía tô xanh.
Bảo vệ tim mạch
Dầu tía tô cũng được biết là chứa tới 59% acid alpha – linolenic (ALA). Đã được báo cáo cho thấy đặc tính chống xơ vữa động mạch ở chim cút Nhật Bản.
Từ đó cho thấy, khi sử dụng dầu tía tô trong chế độ ăn làm tăng axit béo chuỗi dài. Giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng và dễ bị tích tụ mảng bám, bảo vệ tim mạch.
Chất chống oxy hóa trong tía tô giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm bạn ăn. Giữ chúng không bị tích tụ trong động mạch và tránh gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hoá
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá tía tô được ghi nhận có các tác dụng: Cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng, chống co thắt và chống viêm, nhất là đối với phụ nữ.
Khoảng 20% dân số từng gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như: Đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng, đầy hơi và chậm tiêu. Lúc này, một nghiên cứu thí điểm trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa. Đã được sử dụng chiết xuất lá tía tô cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược.
Ngoài ra, những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cũng có thể thấy giảm bớt khi tiêu thụ chiết xuất lá tía tô hàng ngày.
Người bị tiểu đường có uống được lá tía tô không?
Trong nghiên cứu của Da Hye Kim cùng cộng sự năm 2018. Sử dụng chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng hữu ích đối với tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose và insulin. Từ đó cho thấy, lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả.
Những điều cần chú ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi
Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng:
- Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
- Đối với người bị cảm nóng, tự ra mồ hôi: Không nên sử dụng vì tía tô có dược tính ra mồ hôi nhiều, sử dụng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
- Uống quá nhiều nước tía tô tươi trong một thời gian dài. Có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.
Tóm lại, cây tía tô được trồng để lấy lá ăn như một món thực phẩm trong gia đình. Bên cạnh đó, loại rau này sẽ không còn là một món ăn đơn thuần mà cần được xem như một loại thuốc chữa bệnh. Giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện, phù hợp với cơ thể của mọi thành viên trong gia đình.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi: Người bị tiểu đường có uống được lá tía tô không?. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích lá tía tô. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người đều có thể biết đến những thông tin này bạn nhé.