Lá sen được coi là vị thuốc thông dụng dùng để chữa nhiều bệnh. Vì thế mà nhiều người tận dụng lá sen khô để hãm nước uống. Lá sen khô không chỉ là vị ngon trong ẩm thực, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Lá sen có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như giải nhiệt, giảm béo, giảm mỡ máu… Vậy, Tác dụng của nước lá sen khô là gì? Hãy cùng Namvim khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Lá sen là gì?
Lá sen là một bộ phận của cây sen, phần lá mọc trồi lên trên mặt nước. Các lá có hình khiên và to nổi trên mặt nước, không bị thấm nước. Mặt trên của lá có màu lục lam, bề mặt nhám, còn mặt dưới của lá nhẵn và có nổi gân. Mỗi phiến lá có đường kính khoảng 60 – 70 cm tùy vào điều kiện phát triển phù hợp hay không. Mỗi lá có khoảng 17 – 23 gân lá xếp theo hình nan trên lá. Lá sen giòn, dễ bị nát vụn, khi nát có mùi thơm dễ chịu và có vị đắng.
Người ta thu hoạch lá sen vào các tháng trong năm, gần như suốt năm. Tuy nhiên, thời điểm lá sen cho dược liệu tốt nhất là vào tháng 7 – 9 và lúc cây bắt đầu nở hoa. Sau khi thu hoạch, lá sen có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô để dễ bảo quản và dùng lâu dài.
Thành phần dinh dưỡng trong lá sen đa dạng, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, Tanin, Ancaloit, Axit hữu cơ, Coumarin, Nuxi frin, các chất chống oxy hóa như Flavonoids và Quercetin,… Chính những dưỡng chất, hợp chất này đem đến một loại nước lá sen lợi ích cho sức khỏe. Trở thành một nguồn dinh dưỡng đa dạng và có giá trị.
Công của nước lá sen là gì?
Theo y học cổ truyền, lá sen vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị. Lá sen có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Phù hợp điều trị trong các trường hợp như: Đổ máu cam, đại tiện ra máu, tâm phiền, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá sen có tác dụng: Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, hỗ trợ giảm tổn thương gan, ức chế hấp thu chất béo vào cơ thể, tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng…
Trên lâm sàng lá sen dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Người cao tuổi sức khỏe yếu, người bệnh mạch vành tim và viêm túi mật, tai biến mạch máu não… Nên sử dụng lá sen.
Tác dụng của nước lá sen khô trong điều trị bệnh?
Nước lá sen giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng
Lá sen được cho là có khả năng giảm tích tụ mỡ thừa bên trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì vóc dáng. Để đạt được mục tiêu này, có thể thực hiện cách sau: Lấy 60g lá sen khô, quả sơn trà tươi, vỏ quýt, và hạt ý dĩ. Sau đó nghiền nhuyễn các thành phần này và trộn đều. Cuối cùng, chế biến hỗn hợp này giống như cách uống trà thông thường. Chính lượng calo cùng với lượng chất xơ trong lá sen mà giúp dạ dày no lâu. Từ đó, giảm cảm giác thèm ăn, giúp các chị em giảm mỡ bụng, lấy lại vòng eo thon gọn.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp giảm cân nào. Nên thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Giải độc, mát gan
Trong lá sen có chứa hoạt chất Quercetin và Flavonoid. Hai hoạt chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan. Đồng thời, hai hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus, ngăn chặn chúng làm hại gan, bảo vệ sức khỏe lá gan.
Chữa rối loạn mỡ máu, giảm cholesterol
Lá sen được cho là có khả năng kích thích quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể. Có thể hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa trong máu. Natri và kali trong lá sen có tác dụng kiềm hãm huyết áp tăng, ngưa ngừa mỡ máu và làm giảm cholesterol hiệu quả. Từ đó, nâng cao sức khỏe tim mạch, kali còn giúp duy trì nhịp tim ổn định.
Chữa mất nước
Trong trường hợp bị tiêu chảy, cơ thể thường trải qua tình trạng mất nước và mất điện giải do nước bị mất đi theo phân. Lá sen, với hàm lượng kali và natri phong phú, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung điện giải đã mất. Để giúp duy trì cân bằng điện giải và hạn chế tình trạng rối loạn điện giải. Đồng thời, sự ổn định lượng natri trong cơ thể cũng giúp giảm thiểu mất nước.
Do đó, lá sen được xem xét là một lựa chọn hiệu quả cho bệnh nhân mắc tiêu chảy. Giúp ngăn chặn mất nước và rối loạn điện giải, từ đó giảm nguy cơ tử vong.
Đẩy sản dịch ra ngoài
Sau khi sinh, phụ nữ thường phải đối mặt với việc có nhiều dịch nhầy gây cảm giác khó chịu. Uống nước lá sen có thể giúp giảm tình trạng này, và quy trình làm như sau: Thực hiện việc sao thơm khoảng 20 – 30g lá sen, sau đó nghiền nhỏ và đun sôi cùng 200ml nước. Hãy đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 50ml, sau đó lọc để lấy nước uống.
Điều này được thực hiện để tận dụng các thành phần trong lá sen. Giúp giảm khó chịu và cân bằng tình trạng sau sinh của sản phụ.
Làm đẹp da
Lá sen không chỉ được sử dụng trong việc uống hay ăn, mà còn có thể được áp dụng trong việc rửa mặt. Có chứa hoạt chất oxy hóa tự nhiên, lá sen giúp loại bỏ tạp chất, bã nhờn, bụi bẩn, và tế bào chết trên da. Ngoài ra, nó cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên da, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho làn da.
Quá trình rửa mặt bằng lá sen không chỉ giúp làm sạch da mà còn giúp điều tiết khí huyết và tăng cường lưu thông máu. Điều này có thể giúp da trở nên mịn màng hơn và có vẻ đẹp tự nhiên.
Chữa mất ngủ, giúp an thần
Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực công việc. Khiến bạn luôn mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng thần kinh. Bổ sung nước lá sen có hoạt chất Pyridoxine giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn. Từ đó, giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, cảm thấy dễ chịu hơn, giảm được căng thẳng, thả lỏng tinh thần.
Lá sen khô là một “siêu thực phẩm” đa nhiệm, có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho mỗi chúng ta. Tận dụng lợi ích của lá sen khô và thêm nó vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Để trải nghiệm những điều kỳ diệu mà nó mang lại. Như vậy, với những thông tin trong bài viết mà Namvim chia sẻ, đã giúp mọi người nắm được tác dụng của nước lá sen khô là gì? Từ đó, cân nhắc xem mình có phù hợp bổ sung không nhé. Để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng sức khỏe.