Tía tô là loại cây không chỉ sử dụng làm gia vị, mà còn được người dân sử dụng nấu nước uống hàng ngày để phòng chống bệnh. Vậy uống nước lá tía tô có bị mất ngủ không? Hãy cùng namvim.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thành phần, công dụng lá tía tô
Tía tô là loại cây được phân bố rộng rãi khắp cả nước. Còn có tên gọi khác là: Tô ngạnh, Tô tử, É tía, Xích tô. Trong Đông y, loại thực vật này có vị cay, tính ôn, đi vào kinh Tỳ và kinh Phế, có công dụng phát tán phong hàn, giải độc, lý khí, hóa đờm, dưỡng thai, chữa cảm sốt, bệnh ngoài da…
Các nghiên cứu của nền y học hiện đại cho thấy, trong lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cụ thể là kali, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C, riboflavin, chất xơ…
Theo đông y, trong lá tía tô chứa hoạt chất axit rosmarinic và caffeic giúp chống trầm cảm, giảm lo âu và stress. Mùi hương của lá tía tô cũng là một trong các liệu pháp giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, khi kết hợp với gừng thì hiệu quả sẽ được tăng thêm.
Tìm hiểu về bệnh mất ngủ
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,…
Người bị mất ngủ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng thức chính:
Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng.
Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.
Nguyên nhân mất ngủ
Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần. Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý,…
Thói quen ngủ chưa phù hợp. Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ăn quá nhiều vào buổi tối:.Ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
Thay đổi nhịp sinh học. Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ. Di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ.
Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,….Người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ.
Tuổi tác: Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.
Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội. Không hoặc ít, vận động, hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải.

Triệu chứng mất ngủ
Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ thường bao gồm: Khó ngủ vào ban đêm
Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm
Mệt mỏi, uể oải, không thấy thư giãn sau khi ngủ
Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày
Cáu gắt, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
Khó tập trung, mau quên
Hướng dẫn cách sử dụng lá tía tô chữa mất ngủ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm từ tinh dầu lá tía tô. Vì vậy, ngoài dùng làm rau gia vị khi nấu ăn, còn dùng hỗ trợ mất ngủ cực đơn giản.
Cách 1
– 1 nắm lá tía tô thái nhỏ.
– 1 nhánh gừng tươi đem thái sợi.
– 1 nắm gạo đem vo sạch.
Cách làm:
– Bạn bỏ gạo vào rang vàng, sau đó cho thêm gừng tươi. Cuối cùng là cho lá tía tô vào đảo cho đến khi các nguyên liệu đều chuyển màu vàng.
– Đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút, bạn tắt bếp và lọc lấy nước cốt.
Cách dùng: Uống vào mỗi buổi sáng sau ăn. Có thể uống ở dạng ấm hoặc lạnh tùy sở thích.
Trong tía tô có hoạt chất giúp giảm lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Gừng lại là một gia vị có chứa hoạt chất cineol giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng hoạt huyết, lưu thông máu nên giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Cách 2
Ngoài nước tía tô, còn có thể nấu cháo
Cháo thịt bằm nấu đậu xanh là một trong những món ăn bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả.
Nguyên liệu:
50gram đậu xanh
100gram gạo nếp
30 gram gạo tẻ
100 gram thịt nạc lợn bằm
Giá đỗ
Lá tía tô, hành lá
Gia vị
Cách thực hiện:
Vo gạo nếp, gạo tẻ cùng với đậu xanh cho sạch
Thịt ướp hành củ băm nhuyễn và một ít hạt nêm 15 phút cho ngấm rồi xào vừa chín tới
Cho thịt bò, gạo cùng với đậu xanh vào nồi. Đổ lượng nước vừa đủ nấu cho chín nhừ thành cháo có độ đặc vừa phải. Cuối cùng cho thêm gia vị vừa miệng rồi thêm hành lá và lá tía tô thái nhỏ vào rồi tắt bếp.
Múc ra tô ăn khi còn nóng. Nên ăn cháo đậu xanh thịt băm 2 – 3 lần trong tuần để dễ ngủ hơn vào ban đêm và ngủ sâu giấc hơn.
Lưu ý khi để có giấc ngủ ngon
Các biện pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ ở trên không áp dụng cho tất cả mọi đối tượng.
Xây dựng lối sống khoa học là điều quan trọng quyết định đến hiệu quả của phương pháp hỗ trợ điều trị.
Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh,…).
Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.