Tại sao nên bổ sung kẽm?
Kẽm (Zn) là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên. Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng, chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, vai trò của nguyên tố này đối với sức khỏe là rất quan trọng.
Kẽm đóng vai trò giúp tăng sinh tế bào, ngay từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau này. Bổ sung kẽm cho người lớn hay cho trẻ nhỏ đều là việc làm quan trọng và cần thiết bởi kẽm có mặt ở hầu hết mọi cấu trúc của tế bào.
Kẽm có có mặt trong hơn 80 loại enzyme của cơ thể. Vì thế kẽm cũng tham gia vào hầu hết các quá trình quan trọng, từ trao đổi chất, tăng cường hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương,… Đến việc chịu trách nhiệm cho khả năng liên kết của các chuỗi DNA trong quá trình phiên mã và xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.
Bạn có thể cần bổ sung kẽm nếu có các dấu hiệu sau
- Tóc rụng nhiều hơn bình thường.
- Móng tay giòn, dễ gãy và xuất hiện nhiều chấm trắng như “hạt gạo” trên móng tay.
- Vết thương lâu lành.
- Dễ mắc các bệnh vặt, dễ nhiễm trùng gây nên tình trạng viêm: viêm họng, viêm mũi,…
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Dễ nổi nóng, cáu kỉnh.
- Ăn không ngon miệng, không cảm nhận tốt mùi và vị.
Đối tượng cần bổ sung kẽm
Bên cạnh đó, có một số nhóm đối tượng cần ưu tiên bổ sung kẽm nhiều hơn người bình thường do chế độ dinh dưỡng, bệnh lý và nhu cầu khác biệt của cơ thể, chẳng hạn như:
Người ăn chay
Phần lớn lượng kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt, cá. Do đó mà, những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần bổ sung Zn nhiều hơn 50% trong chế độ ăn uống của họ so với những người không ăn chay.
Những người bị rối loạn tiêu hóa
Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh về viêm ruột, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính, loét miệng. Hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có những khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm ăn hàng ngày.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Để có thể đáp ứng được đủ nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai. Đặc biệt là những bà mẹ có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có thai thì mỗi ngày sẽ cần bổ sung kẽm cho cơ thể nhiều hơn những người khác (19 mg/ngày) từ những nguồn thực phẩm giàu kẽm.
Trẻ trên 6 tháng tuổi chỉ bú mẹ
Khi được 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm. Lúc này, nhu cầu kẽm hàng ngày mà cơ thể trẻ cần sẽ tăng lên 50%. Do đó, một mình sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ nữa. Bố mẹ cần bổ sung Zn cho trẻ từ những nguồn bên, chẳng hạn như từ thực phẩm tự nhiên và từ thực phẩm bổ sung.
Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
Theo các chuyên gia, những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm thường có mức độ kẽm thấp hơn người bình thường (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em). Bởi cơ thể hấp thụ kẽm thường khó khăn hơn.
Người nghiện rượu
Một nửa trong số người nghiện rượu sẽ có nồng độ kẽm thấp bởi họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Do tổn thương ở đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều hoặc vì kẽm bị tiết ra nhiều hơn thông qua nước tiểu của họ.
Nam giới bị yếu sinh lý
Nam giới ở tuổi trưởng thành cũng là đối tượng rất cần bổ sung kẽm cho cơ thể. Bởi lẽ kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất ra tinh dịch. Theo các chuyên gia, có tới 5mg kẽm bị mất đi trong mỗi quá trình xuất tinh.
Việc thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới tình trạng giảm lượng tinh trùng và tần suất tình dục. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới hiện trạng thiếu hụt kẽm. Mất đi một lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân. Ngoài ra còn giảm khả năng tình dục và tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh..
Trong 1 năm nên bổ sung kẽm mấy lần?
Trong 1 năm nên bổ sung kẽm mấy lần cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và nhu cầu sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, về cơ bản nếu bạn cần bổ sung Zn, thì thời gian bổ sung không nên quá dài hoặc quá ngắn. Điều này để đảm bảo hiệu quả đạt được là tốt nhất.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian bổ sung kẽm tối thiểu nên là 2 tháng, và thời gian tối đa là 6 tháng. Bạn nên có khoảng nghỉ 1 đến 2 tháng giữa một đợt bổ sung kẽm dài ngày.
Việc bổ sung Zn rong thời gian dài cũng có thể gây hại. Thừa kẽm gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó thở hay bệnh thận. Do vậy, nếu bạn sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung kẽm, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?
Khi có các biểu hiện thiếu kẽm, các bận nên đến cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị. Tại đây, sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ quyết định có cần bổ sung kẽm hay không, liều lượng như thế nào cũng như thời gian uống trong bao lâu.
Về liều lượng và thời gian bổ sung kẽm thì khá đa dạng. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người
Bảng dưới đây là nhu cầu về kẽm dành cho từng độ tuổi, giới tính được khuyến nghị bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia như sau. Bạn đọc có thể tham khảo để biết cách bổ sung kẽm đúng liều lượng và đúng cách:
Nhóm tuổi, giới và tình trạng sinh lý Nhu cầu kẽm hàng ngày (mg/ngày)
0 – 6 tháng 1,1 – 6,6 mg/ngày
7 – 11 tháng 0,8 – 8,3 mg/ngày
1 – 3 tuổi 2,4 – 8,4 mg/ngày
4 – 6 tuổi 3,1 – 10,3 mg/ngày
7 – 9 tuổi 3,3 – 11,3 mg/ngày
Nam 10 – 18 tuổi 5, 7 – 19,2 mg/ngày
Nữ 10 – 18 tuổi 4,6 – 15,5 mg/ngày
Nam trưởng thành 4,2 – 9,8 mg/ngày
Nữ trưởng thành 3,0 – 14,0 mg/ngày
Phụ nữ có thai 3,4 – 20,0 mg/ngày
Bà mẹ cho con bú 5,8 – 14,4 mg/ngày
Một số lưu ý khi bổ sung kẽm
Bổ sung kẽm cho cơ thể đúng cách, đúng liều lượng sẽ phát huy hiệu quả tối đa. Ngược lại có thể gây những hệ lụy đến sức khỏe của bạn. Do đó, khi bổ sung kẽm bạn đọc cần hỏi ý kiến chuyên gia. Bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Uống bổ sung viên kẽm sau khi ăn 2 tiếng.
- Không uống viên kẽm và sắt cùng một lúc, nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Không uống viên kẽm và canxi cùng lúc, nên dùng kẽm trước canxi ít nhất 2 giờ.
- Để tối ưu hóa khả năng hấp thu kẽm, thực đơn dinh dưỡng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và giảm các thực phẩm giàu xơ, chất sắt, đồng.
Trên đây là các thông tin liên quan đến câu hỏi “1 năm bổ sung kẽm mấy lần? Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?” do NAM VIM chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ.