Lá tía tô không chỉ là một loại rau còn là một loại thảo dược có nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng trị ho rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu lá tía tô trị ho nhé.
Tìm hiểu về lá tía tô
Lá tía tô màu xanh đậm, bên trong có nhiều gân màu đỏ tía.Tía tô là một loại cây có mùi thơm và vị cay đặc trưng.
Nó thường được sử dụng để nấu ăn nên rất quen thuộc đối với người dân chúng ta. Tuy nhiên, dùng lá tía tô để chữa bệnh, nhất là chữa ho thì không phải ai cũng biết đến.
Công dụng, thành phần của tía tô
Theo Đông y, loại cây này có vị cay, tính ấm, không độc, có thể tác động vào cả 3 kinh phế – tâm – tỳ. Lá của tía tô thường được dân gian dùng để chữa cảm mạo, điều trị các bệnh hen suyễn, chữa ho khan, ho đờm… Hạt được dùng để hạ khí, làm trà uống, cành của nó được sử dụng để làm thuốc an thai. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của nền y học hiện đại cho thấy, trong lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cụ thể là kali, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C, riboflavin, chất xơ… Chính nhờ những thành phần hoạt chất và đặc tính của loại cây này mà bệnh nhân có thể dùng nó để điều trị ho cho bản thân.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột; làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn; có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu…
Cách dùng lá tía tô
Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản từ cách nấu cháo, dùng sống hoặc kết hợp vói một số thành phần khác.
Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu tía tô. Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường,…
Cách nấu lá tía tô trị ho
Lá tía tô được dùng để điều trị ho. Xưa nay, dân gian đã áp dụng phương thuốc này chứ không phải cho tới ngày nay. Tuy nhiên, cách dùng lá tía tô để trị ho còn phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Chẳng hạn như người lớn, trẻ nhỏ hay mẹ bầu sẽ có từng công thức riêng để phù hợp với thể trạng và hạn chế tối đa những rủi ro đối với sức khỏe.
Đối với người trưởng thành
Cách thứ nhất:
Chuẩn bị: 6g tía tô, 3g lá trà, 30g mận tươi, 5 quả đại táo.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên mang đi rửa sạch. Đại táo và mận tươi đem giã nhuyễn, nấu lên để lấy nước. Khi thấy nước sôi thì cho chúng vào ấm, bỏ lá tía tô và lá trà vào để hãm. Dùng nước này để uống thay trà hàng ngày. Cứ dùng 2 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục khoảng 10 ngày có thể chữa ho mất tiếng, bị tắc nghẹt do rối loạn thần kinh.
Cách thứ 2:
Chuẩn bị: 150g lá tía tô tươi, 3 củ hành tươi .
Cách thực hiện: Đem lá tía tô đi rửa sạch, hành tươi bóc vỏ, xắt thật nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu này vào cháo nóng để ăn, nó sẽ giúp giảm các cơn ho hiệu quả.
Cách thứ 3:
Chữa ho bằng lá tía tô kết hợp với đậu đỏ được dùng cho các trường hợp bị ho có kèm theo nôn, chảy máu, tiêu chảy. Trị bệnh theo cách này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo cách như sau:
Chuẩn bị: Lá tía tô, đậu đỏ
Cách thực hiện: Đậu đỏ đem rang cho thật vàng rồi tán thành bột mịn. Lá tía tô mang đi rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi và đun cùng với nước thật lâu để tạo thành cao tía tô. Khi thấy nước đã sôi kỹ, hãy gạn bỏ xác và chắt lấy nước. Đem bột đậu đỏ hòa với cao tía tô rồi vo thành viên để uống.
Dùng thường xuyên sẽ giúp làm giảm các cơn ho.
Bài thuốc chữa ho bằng lá tía tô cho trẻ em
Nếu đối tượng bị bệnh là trẻ nhỏ, Đối với trẻ nhỏ, có một số cách nấu như sau:
Cách thứ nhất:
Nếu bé ho nhẹ, các mẹ có thể tham khảo cách điều trị sau:
Chuẩn bị: Lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực.
Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, bỏ vào chén sứ. Thêm chút nước và ít đường phèn vào rồi bắc lên bếp đun sôi cách thủy. Khoảng 15 phút sau, tắt bếp và chắt lấy nước cốt cho bé uống. Mỗi ngày, bé uống khoảng nửa thìa cà phê là được. Nên cho bé uống một cách từ từ để các chất có trong thuốc thấm dân dần vào cổ, vào rốn của bé. Thực hiện thường xuyên, mẹ sẽ thấy các cơn ho của bé được giảm đi đáng kể.
Cách thứ 2:
Chuẩn bị: 100g lá và cành tía tô, 100g cả lá và cành kinh giới, 5g gừng, 500ml nước lọc.
Cách thực hiện: Đem tía tô và lá kinh giới rửa dưới vòi nước cho sạch rồi vò nhẹ. Gừng đem gọt vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn. Tiếp theo, cho tất cả các nguyên liệu trên bỏ vào nồi và đun sôi lên cùng với khoảng 500ml nước. Khi thấy nước đã sôi, đun thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Cách sử dụng: Chia lượng thuốc trên thành nhiều lần uống trong ngày. Nếu ho nhẹ, bé uống khoảng vài ngày là khỏi. Trong trường hợp bị nặng, cần kiên trì áp dụng bài thuốc lâu hơn.
Lưu ý là để tránh làm bé đau bụng, trước khi uống thuốc mẹ nên hâm nóng lại cho con.
Đối với bà bầu
Chuẩn bị: 10g tía tô, 8g củ ấu, 6g trần bì, 4g cam thảo.
Cách thực hiện: Sau khi làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, bạn cho chúng là ấm đun cùng nước tinh khiết. Đun hỗn hợp tới khi còn 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Mẹ bầu nên uống khi nước còn ấm. Khoảng 7-10 ngày, cơn ho sẽ dứt hẳn.Sử dụng nước tía tô để dứt con ho ở mẹ bầu là phương pháp an toàn. Nếu yên tâm hơn, bạn có thể tham khảo bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian uống nước tía tô ở mẹ bầu
Lá tía tô trị ho cho trẻ sơ sinh
Kết luận
Trên đây là những Cách nấu nước lá tía tô trị ho bằng lá tía tô được nhiều người sử dụng. Để mang đến tác dụng như mong muốn, người bệnh cần phải áp dụng các bài thuốc này thường xuyên. Đồng thời phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Nó sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn, đồng thời hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát. Sau bài viết này, Namvim.vn hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích.