Theo y học cổ truyền chữa sỏi thận Bằng Đông Y giúp tán sỏi qua đường tiêu hóa đồng thời giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng của cơ thể một cách tự nhiên vô cùng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên để những bài thuốc phát huy hiệu quả điều trị bệnh một cách nhanh nhất, người bệnh cần áp dụng bài thuốc Đông y sao cho phù hợp với từng trường hợp và từng giai đoạn bệnh..
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một số căn nguyên gây ra bệnh sỏi thận hay còn gọi là sỏi tiết niệu. Và tìm hiểu chi tiết các bài thuốc điều trị bằng đông y.
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận theo quan niệm đông y.
Theo Đông y, bệnh sỏi thận được gọi là thạch lâm. Nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông;
Hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang. Làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi. Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc điều trị khác nhau.
♦ Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam giúp bổ thận, tráng dương, bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng đông y
Bài thuốc đông y chữa Thể thấp nhiệt
Triệu chứng: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng. Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:
Cach dùng như trên.
Cách dùng cho cả 2 bài thuốc: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.
Bài thuốc đông y chữa Thể thận hư
Triệu chứng: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi. Còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ…
Phương thuốc thường dùng là:
- Bài thuốc 1: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.
Cách dùng cho cả 2 bài thuốc: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp. Mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.
- Bài thuốc 2: dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc. Uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt. Điều quan trọng là để đề phòng tái phát. Bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). Ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn. Tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid. Khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt… cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
♦ Xem thêm: Mãnh Dương Nam Việt giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.
Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây cối xay
- Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây cối xay: lấy lá, hoa, quả của cây. Đem phơi nắng hoặc sấy khô, bảo quản khô thoáng để dùng dần. Mỗi ngày lấy một lượng thuốc đung với khoảng 1,5l nước để uống dần trong ngày. Lưu ý là không nên uống quá 2l nước mỗi ngày. kiên trì uống trong 2 tháng sẽ giảm các triệu chứng sỏi thận, giảm đau và làm tan sỏi thận.
- Bài thuốc chữa bí tiểu, tiểu buốt: Dùng cây cối xay 30g; bông mã đề, rễ tranh, râu ngô mỗi thứ 20g; cỏ mần trầu 8g và rau má 12g. Tất cả các nguyên liệu sấy khô, sắc với nước để uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống 10 ngày liên tiếp là khỏi.
Lưu ý khi chữa sỏi thận bằng đông y cổ truyền
Mặc dù bài thuốc từ Đông y được đánh giá là có độ an toàn, lành tính cao. Tuy nhiên việc áp dụng bài thuốc không thích hợp có thể khiến bệnh chuyển biến xấu và gây ra một số tác dụng phụ. Cần kiên trì thực hiện bài thuốc trong thời gian dài để đạt được kết quả như mong đợi.
Khi thực hiện chữa bệnh sỏi thận bằng Đông y, bạn nên chú ý những điều sau đây:
- Hầu hết các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên đều có tác dụng chậm. Vì vậy cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả như mong đợi.
- Thận trọng khi lựa chọn nguyên liệu và bài thuốc phù hợp với thể trạng. Để tránh những rủi ro tiềm ẩn, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.
- Đối với trường hợp đang điều trị bằng thuốc Tây y, cần cân nhắc về tương tác. Nếu có ý định phối hợp với những bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên.
- Bài thuốc Đông y có tác dụng chậm nên không thích hợp với tình trạng bệnh nghiêm trọng. Với trường hợp này, bạn nên điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định.
- Cần kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Tác dụng của bài thuốc từ Đông y không có tính đồng nhất. Vì vậy sẽ có trường hợp không nhận thấy bất cứ cải thiện lâm sàng nào khi áp dụng.