Có nên giảm cân ở tuổi dậy thì không là thắc mắc của rất nhiều các bạn trẻ và các bậc cha mẹ hiện nay. Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ ý thức rất nhiều về ngoại hình của bản thân. Đó là lý do nhiều bạn có mong muốn sở hữu vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, ở thời điểm này, cơ thể cũng cần bổ sung nhiều dưỡng chất để phát triển mạnh. Cũng vì điều này mà rất nhiều phụ huynh cân nhắc có nên giảm cân ở tuổi dậy thì cho con hay không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây cùng NAM VIM nhé.
Nguyên nhân gây tăng cân ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là độ tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và ngoại hình. Ở tuổi này nhiều trẻ bắt đầu tăng cân nhanh chóng.
Béo phì ở độ tuổi dậy thì chính là một mối quan tâm hàng đầu mà cha mẹ cần chú ý. Những trẻ em béo phì thường có chiều cao nhiều hơn so với giới tính, tuổi tác, có xu hướng trưởng thành sớm hơn những trẻ em ốm gầy. Một số nguyên nhân khiến cho trẻ ở độ tuổi dậy thì dễ bị tăng cân bao gồm:
Tốc độ chuyển hóa năng lượng giảm: Vì sự vận động giảm xuống nên phần lớn năng lượng dư thừa sẽ bị chuyển hóa thành chất béo khiến trẻ dễ dàng bị béo phì.
Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn vặt. Bên cạnh đó, xã hội phát triển khiến trẻ không thích vận động, thích ngồi một chỗ sử dụng mạng internet. Bởi vậy, nếu không sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, trẻ sẽ rất dễ tăng cân.
Bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Trẻ có khuynh hướng hoạt động thể chất ít hơn so với độ tuổi thiếu nhi. Trẻ bắt đầu dành thời gian nhiều cho việc học, ý thức dần chuyển sang tư duy nội tâm. Sử dụng ít năng lượng để hoạt động, dẫn đến chất béo được tích tụ và khiến trẻ dễ béo phì hơn.
Xem thêm video: Những tác dụng không ngờ khi ăn chuối, ăn chuối giảm cân
Có nên giảm cân tuổi dậy thì không?
Tuổi dậy thì của nữ bắt đầu từ 8 – 13 tuổi và nam từ 9 – 14 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh về thể chất, sinh lý, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Trẻ bắt đầu nhận ra sự thay đổi lớn của ngoại hình.
Những bạn trẻ tuổi dậy thì thường mơ ước có một thân hình lý tưởng giống một người mẫu, người nổi tiếng. Điều này là lý do khiến trẻ chú trọng nhiều đến việc phải giảm cân. Đôi khi, bé thực hiện những biện pháp giảm cân không tốt cho sức khỏe. Cố gắng giảm cân một cách tiêu cực, ép cân không ăn uống,…Có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tuổi dậy thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phát triển thể chất một cách toàn diện. Nếu trẻ trong độ tuổi này ăn theo chế độ giảm cân nghiêm ngặt thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.
Điều quan trọng là bạn cần phải biết phạm vi cân nặng bao nhiêu là hợp lý. Sức khỏe ra sao thì mới có cách giảm cân, giảm mỡ phù hợp. Vì vậy, sử dụng phương pháp theo dõi cân nặng để xem cơ thể có thừa cân hay không.
Nhìn chung, việc có nên giảm cân ở tuổi dậy thì hay không? Còn phụ thuộc vào tình trạng cân nặng, sức khỏe cũng như cơ thể trẻ có thực sự thừa cân không.
Xác định mức cân nặng của trẻ dựa theo chỉ số BMI được tính bởi công thức sau
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Sau đó bạn có thể đối chiếu kết quả với chỉ số của WHO đưa ra như sau:
- Dưới 18,5: Gầy.
- Từ 18,5 đến 24,9: Bình thường.
- Từ 25 trở lên là thừa cân.
- Ở mức 25-29,9: Tiền béo phì.
- Ở mức 30 đến 34,9: Béo phì độ I
- Ở mức 35 đến 39,9: Béo phì độ II
- Ở mức từ 40 trở lên: Béo phì độ III
Khi kết quả BMI của trẻ nằm ở mức bằng hoặc lớn hơn 25 thì trẻ đang bị thừa cân. Bạn nên lên kế hoạch để giảm cân, lấy lại vóc dáng và sức khỏe cho bé.
Bên cạnh đó, các bộ phận cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và chưa định hình rõ nét. Vì vậy, nếu trẻ không trong tình trạng thừa cân thì không nên giảm cân.
Mặt khác, trước khi xem xét có nên giảm cân ở tuổi dậy thì không. Hãy xác định chính xác xem bản thân trẻ có thừa cân hay không. Bởi lẽ ở nhiều trường hợp như các bạn nữ. Việc cơ thể có thêm chất béo giúp ngực, đùi và hông nở nang và săn chắc hơn. Và đây là những dấu hiệu thay đổi bình thường của cơ thể.
Giảm cân ở tuổi dậy thì như thế nào?
Giảm cân có thể mang lại nhiều lợi ích cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Việc giảm mỡ thừa trong cơ thể không chỉ giúp nâng cao sự tự tin mà còn cải thiện về sức khỏe. Với thanh thiếu niên có nên giảm cân ở tuổi dậy thì. Nhưng phải giảm cân một cách lành mạnh. Bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhằm nuôi dưỡng cơ thể đang phát triển.
Để giúp trẻ giảm cân an toàn và hiệu quả trong giai đoạn tuổi dậy thì. Bạn nên tham khảo chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây tăng cân
Đồ chiên rán, thức ăn nhanh, nước ngọt, nước uống có cồn,… Bởi chúng có chứa nhiều calo nhưng giá trị dinh dưỡng không cao, có thể gây béo phì. Bên cạnh đó, nên áp dụng một chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày. Để giúp tối đa hiệu quả cho quá trình giảm cân ở tuổi dậy thì.
Cung cấp protein từ thịt đỏ và cá trắng
Đây là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao nhưng calo không quá nhiều. Tuổi dậy thì vẫn cần đến nguồn protein để phát triển hệ cơ bắp và xương. Thêm vào chất béo lành mạnh ở cá hồi, cá trích, dầu ô liu, dầu hướng dương, đậu nành, đậu hũ. Để giúp trẻ hấp thu dưỡng chất mà không bị tăng cân nhiều.
Sử dụng tinh bột khó chuyển hóa, no lâu như: khoai tây, khoai lang, gạo lứt, yến mạch,… Để giúp trẻ giảm cảm giác đói bụng mà không phải ăn quá nhiều.
Cắt giảm thực phẩm có đường khi giảm cân ở tuổi dậy thì
Giảm đồ ăn uống có đường là một trong những cách đơn giản nhất để giảm cân. Nước ngọt, trà ngọt, đồ uống trái cây chứa nhiều đường hay bánh kẹo,… Đều không tốt cho cơ thể nếu muốn giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đường sẽ dẫn đến tăng cân nhanh ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như: Tiểu đường loại 2, bệnh gan nhiễm mỡ…
Bổ sung thực phẩm lành mạnh
Thay vì tập trung vào hàm lượng calo, hãy chọn thực phẩm dựa trên mật độ dinh dưỡng. Thanh thiếu niên là đối tượng đang phát triển. Nên có nhu cầu về một số chất dinh dưỡng nhất định như phốt pho, canxi cao hơn so với người lớn. Bởi vậy, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây là rất cần thiết cho trẻ. Vì đây là nguồn dinh dưỡng chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ. Đây cũng là thực phẩm ít calo nên giúp trẻ giảm cảm giác đói nhưng không bị tăng cân nhiều.
Không bỏ bữa khi giảm cân ở tuổi dậy thì
Mặc dù bỏ bữa có vẻ như sẽ giúp giảm cân. Nhưng lại khiến cơ thể ăn nhiều hơn trong ngày do đói, qua đó lại gây tăng cân. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng thanh thiếu niên bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị béo phì hơn. Bởi vậy, hãy chọn một bữa sáng lành mạnh có hàm lượng protein cao hơn. Để giúp con tràn đầy năng lượng.
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể vẫn đang phát triển mạnh. Vậy nên, bạn muốn giảm cân thì vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Có nghĩa là bổ sung một chế độ ăn kiêng lành mạnh với đầy đủ calo.
Uống đủ nước hằng ngày giúp giảm cân hiệu quả
Uống đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, và nó có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. Để giảm tiêu thụ calo dư thừa và khuyến khích giảm cân lành mạnh. Ngoài ra, uống nước cả ngày để điều chỉnh sự thèm ăn và giảm cảm giác thèm ăn khi không quá đói.
Trên đây là giải đáp thắc mắc có nên giảm cân ở tuổi dậy thì hay không? Có thể thấy, ở bất cứ độ tuổi nào thừa cân béo phì cũng gây ra những tác động xấu đến cơ thể. Hy vọng qua bài viết này. Sẽ giúp các bạn có được kế hoạch giảm cân tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Hoặc liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750. Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. NAM VIM chúc bạn thực hiện thành công nhé!