Mai mực là một vị thuốc thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc y học cổ truyền. Vậy mai mực (nang mực) có tác dụng gì? Hãy cùng Namvim tìm hiểu những tác dụng của mai mực qua bài viết dưới đây nhé!
Mai mực (nang mực) là gì?
Mai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt, Hải phiêu tiêu, có tên khoa học là Sepia esculenta Hoyle / Sepia andrea Steenstrup, thuộc họ Cá mực (Sepiidae).
Mô tả đặc điểm mai mực
Mai mực có Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt. Ở giữa phình lớn hai đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm. Mặt ngoài màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàng trong. Cuối nang mực có một nút nhọn hình chùy nhọn.
Mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt. Mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày. Từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi lõm xuống. Chất thạch hôi thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bột trắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp.
Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen không vàng là tốt.
Bào chế, bộ phận dùng của Mai mực
Kinh nghiệm xưa chế biến Mai mực: Khi dùng nang mực cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng nang mực phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng. Bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Cách bào chế hiện nay: Rửa sạch mai mực sau đó sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).
Thu bắt: Ở nước ta, nên thu bắt mực vào tháng 3 – 9 hằng năm. Đây là thời điểm mực đẻ trứng nên di chuyển đến gần bờ biển.
Thành phần hoá học của mai mực
Mai mực có muối calci carbonat, calci phosphat, natri clorid, các chất hữu cơ, chất keo
Mai mực (nang mực) có những tác dụng gì?
Theo nghiên cứu dược lý hiện nay mai mực có tác dụng:
- Kháng acid ở dạ dày: xương mực nang có chứa canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày. Từ đó giảm các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, loét. Đồng thời có khả năng cầm máu, giảm đau tại chỗ. Hạn chế xuất huyết đường tiêu hóa.
- Tác dụng cầm máu: Chất hữu cơ và pectin trong mai mực có khả năng tạo màng bảo vệ và thúc đẩy ngưng tụ máu.
- Mai mực vai trò đối với xương: theo như thí nghiêm trên thỏ cho thấy nang mực có tác dụng thúc đẩy quá trình lành xương và tự chữa các khiếm khuyết của xương. Đặc biệt mai mực khả năng chống thoái hóa xương khớp.
- Thực nghiệm cho chuột ăn mai mực sau đó chiếu xạ, nhận thấy tăng tỷ lệ sống của động vật thực nghiệm.
- Tác dụng chống khối y và bức xạ.
- Sửa chữa các khiếm khiếm trong cấu trúc xương.
- Mai mực không có tác dụng kháng khuẩn nhưng có khả năng hấp phụ. Khi bổ sung vào cơ thể, ô tặc cốt giúp hấp thu tế bào độc hại, chất nhầy, vi khuẩn và các chất độc.
Theo y học cổ truyền:
Công dụng:
- Mai mực làm se và cầm máu; cố tinh và trừ khí hư, chống toan hóa và giảm đau, làm lành vết loét.
- Mai mực có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thấm thấp.
Tính vị Mai mực
- Vị mặn, se và hơi ấm Quy kinh Can và thận.
Liều dùng và cách dùng:
- Liều dùng Uống 6 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc bột; dùng ngoài rắc bột mai mực lên vết thương.
Kiêng kỵ:
- Mai mực vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc. Nhưng khi sử dụng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón. Nên kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc.
- Người âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng.
Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ô tặc cốt cho các trường hợp âm suy và nhiệt vượng.
Một số bài thuốc tiêu biểu từ mai mực
- Chữa xuất huyết dạ dày, đi tiêu ra máu: Xuyên Thảo, Cam Thảo mỗi vị 4 gram. Bạch Thược, Hoàng kỳ, Bạch Truật, Địa Du, Long Cốt, Mẫu Lệ mỗi vị 12 gram. Tông Thán, Ngũ Bội mỗi vị 6 gram, mai mực16 gram. Các vị bỏ chung sắc lấy nước uống mỗi ngày.
- Trị loét dạ dày, tá tràng: Bối Mấu 15 gram, nang mực 85 gram. Đem 2 vị tán bột mịn sau đó chia làm 4 lần /1 ngày. Uống bằng nước sôi để nguội, dùng trước bữa ăn 5-10 phút.
- Chữa thổ huyết: nang mực đem tán thật nhỏ. Mỗi lần dùng 1-2 gram uống với nước cơm (hoặc dừng 10-20 gram Bạch Cập sắc với 300 ml nước) để chiêu thuốc. Uống 4-5 lần mỗi ngày.
- Chữa loét âm hộ (nhẹ): đốt tồn tính mai mực, trộn cùng lòng đỏ trứng gà, rửa sạch lau khô vết loét rồi thoa hỗn hợp lên,
Trên đây là bài viết do NamVim chia sẽ nhưng thông tin khái quát về tác dụng của mai mực (nang mực). Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới. Hoặc liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750 NamVim sẽ tư vấn cụ thế và chi tiết nhất.