Tổng quan về dược liệu cà gai leo
Về tên gọi của dược liệu
- Tên thường gọi: cà gai leo
- Tên gọi khác: Cà gai dây, cà quýnh, cà lù, gai cườm…
- Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.
- Họ: Cà (Solanaceae)
Đặc điểm chung của dược liệu cà gai leo
Về đặc điểm hình thái
– Quả mọng, hình cầu nhẵn, cuống dài, màu vàng sau này chuyển thành màu đỏ, bên trong chứa hạt hình thận màu vàng.
Về phân bố
– Cà gai leo phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Phân bố phong phú nhất ở Việt Nam gồm các tỉnh ven biển ( Hải Phòng dọc tới Bình Thuận )
Bộ phận dùng
– Bộ phận dùng rễ và cành lá, thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch thì rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi hay sấy khô. Cũng có thể sử dụng dược liệu tươi.
Thành phần hóa học
Toàn thân và đặc biệt là rễ dược liệu có chứa ancaloid. Trong đó, rễ còn chứa tinh bột, saponozit, flavonoid solasodin, solasodinon, glycoalcaloid…
Tác dụng thần kì của cà gai leo đến sức khỏe
Điều trị viêm gan
– Thành phần hóa học trong cà gai leo có chứa chất glycoalcaloid giúp tăng miễm dịch, điều trị viêm gan, …Hạn chế và giảm mức độ xơ gan, tổn thương gan.
Ức chế tế bào ung thư
Theo nghiên cứu thì dịch tiết trong cà gao leo và glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa, ức chế các tế bào ung thư và có khả năng hạn chế được sự phát triển của một số virus ung thư.
Chữa trị phong thấp, đau nhức răng
Phần rễ cà gai leo chứa nhiều glyco ancaloit, solanin A, tinh bột có khả năng điều trị phong thấp, đau răng hay chân máu chân răng.
Chữa đau nhức xương khớp
Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả.
Chữa cảm cúm
Dược liệu chứa các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng cà gai leo đạt hiệu quả
Sắc nước uống
- Bước 1: đem rửa sạch dược liệu và phơi khô hoặc sao khô trên lửa nhỏ.
- Bước 2: Sau khi dược liệu khô hãy dùng 50g sắc chung cùng 1 lít nước. Đun sôi nồi sắc như vậy cho đến khi sôi và giảm lửa nhỏ.
- Bước 3: Đợi nồi sắc trong 10 phút thì hãy tắt bếp và sử dụng phần nước còn lại để uống
Dược liệu dùng trong pha trà
- Bước 1: Lấy 50g dược liệu đã phơi khô rửa sạch qua nước sôi. ( không cần phải rửa quá nhiều mà chỉ cần tráng qua 1 lần là được )
- Bước 2: Đun sôi một nồi nước và chuẩn bị một bình giữ nhiệt.
- Bước 3: Chờ cho nước sôi hãm khoảng 30 phút thì có thể dùng được.
Liều dùng thông thường
Thông thường, mọi người sử dụng từ 16–20g cà gai leo ở dạng thuốc sắc uống trong một ngày.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cà gai leo
- Với những phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không dùng
- Nếu có sử dụng thêm thuốc tây thì cách ít nhất 2 tiếng bạn mới dùng
- Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và cách dùng của cà gai leo. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý trong việc chọn đúng thảo dược để đạt kết quả tốt nhất. Mong rằng những thông tin mà Nam Vim chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình ở trẻ các mẹ có thể liên hệ tới Hotline: 0988 527 854 – 0988 648 750 sẽ được tư vấn chi tiết.