Cà gai leo là dược liệu được dùng để điều trị nhiều bệnh lý về gan như: Viêm gan, Xơ gan, Ung thư gan,… Đây là loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng một số người dùng thắc mắc rằng tiểu đường có uống được cà gai leo không? Để biết đáp án, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Một số điều cần biết về bệnh tiểu đường
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin. Hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể. Dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hoocmon có tên gọi là insulin. Có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc. Khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là Bệnh tiểu đường.
Những loại thực phẩm bệnh tiểu đường cần ăn
Xây dựng được một thực đơn lành mạnh và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe là vấn đề then chốt trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường. Sau đây là những loại thực phẩm giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì.
- Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm đầu tiên cần được bổ sung vào danh sách bệnh tiểu đường nên ăn gì. Cần lưu ý là khi chế biến rau thì hãy chọn cách ăn sống hay hấp, luộc; rau trộn để có thể mang lại hiệu quả giảm đường huyết tối ưu. Đối với người tiểu đường mắc bệnh thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ rau xanh trong khẩu phần ăn. Chất béo có trong các loại thực vật như bơ; dầu oliu, trong các loại hạt như hạt hướng dương; hạt bí… rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. bởi chúng sẽ làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nên sử dụng chúng thay thế cho nguồn chất béo động vật.
- Thường xuyên ăn cá
Cá còn là loại thực phẩm rất được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3; không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp… . không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.
- Chọn thịt trắng
Thịt trắng tốt cho người bệnh tiểu đường và những người có bệnh lý tim mạch. Ngoài cá, người bệnh tiểu đường nên chọn ăn thịt có màu trắng như thịt gà. Không nên ăn nhiều thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò…). Không ăn da, nội tạng.
Những loại thực phẩm bệnh tiểu đường cần kiêng sử dụng
Bên cạnh thực đơn bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng cần ghi nhớ là những món ăn cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa đó là:
- Hạn chế tinh bột
- Không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
- Nói “không” với đồ hộp, đồ chiên
- Tránh sử dụng trái cây sấy, sữa có đường
- Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích…
Khái quát về cây cà gai leo
Trước khi tìm hiểu về tác dụng của cà gai leo bạn cần phải có cái nhìn tổng quan về loại dược liệu này.
Cà gai leo là một loại cây leo nhỡ gồm nhiều cành với chiều dài trung bình khoảng 60 – 100cm. Phần lá cây có màu xanh, hình trứng hoặc thon dài thường mọc xen kẽ với nhau. Ở phía dưới gốc lá sẽ có hình lưỡi rìu hoặc hơi tròn. Phía mặt dưới của là hình sao với nhiều lông tơ trắng mềm nhưng không bị nhám. Trong khi đó, mặt trên của lá cây sẽ có những gai nhọn. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 9 và cho qua khoảng tháng 9 – 12.
Những công dụng của cà gai leo
Xét về công dụng, cà gai leo được đánh giá là một loại dược liệu tốt: Có tính ấm, vị the và có thể chữa trị được nhiều loại bệnh lý. Ở bên trong phần rễ và thân cây còn có rất nhiều hoạt chất có giá trị tuyệt vời như: Ancaloit hay Glycoancaloit,… Những công dụng của cà gai leo đối với sức khỏe nổi bật như:
- Cà gai leo được biết đến là một thuốc điều trị viêm gan B rất hữu hiệu trong y học cổ truyền. Không chỉ vậy, cà gai leo còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất tốt. Hạn chế sơ gan.
- Cà gai leo cũng được sử dụng để điều trị chảy máu chân răng, cầm máu và giảm đau.
- Trong y học dân gian: Cà gai leo cũng rất nổi tiếng với tác dụng giải độc rượu, hỗ trợ điều trị say rượu.
- Cà gai leo cũng được dùng làm nước uống hàng ngày. Giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, hạn chế mụn nhọt, mẩn ngứa do chức năng gan kém.
Cà gai leo chữa tiểu đường được không?
Theo kinh nghiệm dân gian cây cà gai leo dùng trong điều trị các bệnh về gan, viêm gan B, men gan cao… Hiện nay chưa có nghiên cứu nào kết luận cà gai leo có thể chữa được bệnh tiểu đường. Do vậy, bạn không nên sử dụng cà gai leo để điều trị bệnh tiểu đường. Nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc đồng thời hai bệnh viêm gan B, men gan cao và bệnh tiểu đường. Bạn có thể kết hợp dùng chung cà gai leo và dây thìa canh để điều trị. Cách sử dụng như sau:
- Lấy 20g Dây thìa canh, 35g Cà gai leo rửa sạch. Cho dược liệu vào ấm sắc với khoảng 1,5 lít nước. Đun cạn còn khoảng 600 ml nước chia đều ra uống hết trong ngày.
- Cách dùng kết hợp trên cho hiệu quả tốt đối với kể cả bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân mắc các bệnh về gan hay bệnh nhân mắc đồng thời hai chứng bệnh trên.
Cà gai leo có làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường không?
Thành phần hoạt chất trong cây cà gai leo chứa hàm lượng đường cực thấp. Vì vậy có thể khẳng định được rằng cà gai leo không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nên bệnh nhân tiểu đường có thể yên tâm uống cà gai leo bình thường.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng cà gai leo
- Sử dụng cà gai leo cần chú ý đến chất lượng nguồn đầu vào. Bởi ngoài thị trường hiện nay bán online rất khó kiểm soát về chất lượng.
- Sử dụng đúng liều lượng, nếu uống quá liều có thể gây hại.
- Chế biến đúng cách: Sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng để phát huy dược tính của vị thuốc này.
Như vậy, với những thông tin được Namvim chia sẻ ở trên. Bạn có thể thấy được rằng, cà gai leo có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Hi vọng qua bài viết bạn đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc “Cà gai leo có chữa tiểu đường không?”. Chúc bạn sử dụng Cà gai leo an toàn và hiệu quả.